I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên
Ví dụ: sự tăng chiều cao và cân nặng ở con người,..
Phát triển ở sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
Ví dụ: Gà đẻ trứng, trứng nở ra gà con; sự ra hoa, kết trái ở thực vật..
II. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau và chịu ành hưởng của môi trường sống.
- Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển.
- Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.
Ví dụ: Chim non lớn lên thành chim trưởng thành, đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì giao phối và đẻ ra trứng chim, trứng chim phát triển và nở ra chim non.
Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn khác nhau.
Ví dụ: Người sinh trưởng nhanh nhất ở giai đoạn thai nhi 4 tháng tuổi và giai đoạn dậy thì.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
- Sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật ảnh hưởng của nhiều nhân tố như đặc điểm của loài, nhiệt độ, ánh sáng, nước và dinh dưỡng....
- Các nhân tố trên có tác động tổng hợp lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Bảng 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.