I. ĐỜI SỐNG
- Tổ tiên của chim bồ câu nhà là: bồ câu núi, màu lam, hiện còn sống và làm tổ trong điều kiện hoang dã ở nhiều vùng núi Châu Âu, Châu Á và Bắc Phi.
- Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt: có thân nhiệt ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
- Sinh sản:
+ Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối, khi đạp mái (giao phối) xoang huyệt lộn ra ngoài làm thành cơ quan giao phối tạm thời.
+ Trứng được thụ tinh trong.
+ Mỗi lần đẻ chỉ gồm 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc.
+ Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng chim con.
+ Chim con mới nở, trên thân chỉ có 1 ít lông tơ, được chim bố mẹ mớm nuôi bằng sữa diều (sữa tiết từ diều của bố mẹ).
II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN
1. Cấu tạo ngoài
- Thân hình thoi: làm giảm sức cản không khí khi bay.
- Da khô phủ lông vũ, lông vũ bao bọc toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh dài, đuôi chim: làm bánh lái.
- Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có 1 chùm lông, sợi lông mảnh → 1 lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
- Cánh chim khi xòe một diện rộng quạt gió. Khi cụp → gọn lại vào thân.
- Chi sau bàn chân dài, có 3 ngón trước và 1 ngón sau, đều có vuốt: giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đầu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.
- Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng: làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài, đầu chim linh hoạt: phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai) → thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông.
- Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông → lông mịn, không thấm nước.
2. Di chuyển
- Chim có hai kiểu bay: bay vỗ cánh và bay lượn
- Chim bồ câu cũng như nhiều loài chim khác chỉ có kiểu bay vỗ cánh như: chim sẻ, chim ri, chim khuyên…
- Một số loài chim khác có kiểu bay lượn như: diều hâu, chim ưng hoặc những loài chim sống ở đại dương.
- Kiểu bay vỗ cánh và bay lượn có những đặc điểm khác nhau