Cấu tạo trong của thỏ

I. BỘ XƯƠNG

- Bộ xương của thỏ gồm 3 phần:

- Xương đầu

- Xương thân: xương cột sống, xương sườn, xương mỏ ác …

- Xương chi:

+ Xương đai vai, xương chi trước

+ Xương đai hông, xương chi sau

Chức năng: định hình, nâng đỡ, bảo vệ và giúp cơ thể vận động.

bộ xương thỏ

II. HỆ CƠ

- Hệ cơ lưng phát triển

- Xuất hiện cơ hoành:

+ Chia cơ thể thành 2 khoang: ngực và bụng.

+ Tác dụng: cùng với cơ liên sườn tham gia vào hoạt động hô hấp

III. CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG

1. Tiêu hóa 

+ Đặc điểm:

- Ống tiêu hóa: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, manh tràng, ruột già, ruột thẳng, hậu môn.

- Tuyến tiêu hóa: gan, tụy, nước bọt.

- Có những đặc điểm biến đổi thích nghi với đời sống gặm nhấm cây cỏ và củ:

+ Răng cửa cong sắc như lưỡi bào và thường xuyên mọc dài, thiếu răng nanh, răng hàm kiểu nghiền.

+ Ruột dài với manh tràng lớn (ruột tịt): nơi tiêu hóa xellulose.

hệ tiêu hóa thỏ

2. Tuần hoàn

+ Đặc điểm:

- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn kín với các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch)

- Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

hệ tuần hoàn của thỏ

3. Hô hấp

- Các thành phần: Khí quản. phế quản và 2 lá phổi.

- Phổi lớn gồm nhiều túi phổi (phế nang) với mạng mao mạch dày đặc giúp trao đổi khí dễ dàng.

- Sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ sự co dãn của cơ liên sườn và cơ hoành.

4. Bài tiết

- 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái, đường tiểu

- Đôi thận sau có cấu tạo hoàn thiện hơn phù hợp với chức năng lọc máu.

IV. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

- Thần kinh:

+ Bán cầu não phát triển: là trung ương của các phản xạ phức tạp

+ Tiểu não phát triển: liên quan tới các cử động phức tạp

- Giác quan: khứu giác và thính giác phát triển

cấu tạo não thỏ