Bài 3: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Mô hình nguyên tử

a. Mô hình Rutherford - Bohr

- Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân

- Electron quay xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời

- Năng lượng của electron phụ thuộc vào khoảng cách từ electron đó tới hạt nhân nguyên tử. Electron ở càng xa hạt nhân thì có năng lượng càng cao

b. Mô hình hiện đại về nguyên tử

- Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo những quỹ đạo cố định

- Electron chuyển động rất nhanh trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân với xác suất tìm thấy khác nhau, sự chuyển động này tạo nên một hình ảnh giống như một đám mây electron

II. Orbital nguyên tử (AO)

- Khái niệm: AO là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất (khoảng 90%)

- Một AO được biểu diễn bằng một ô vuông, gọi là ô orbital

+ Nguyên lí loại trừ Pauli: Trong 1 orbital chỉ chứa tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau

+ Nếu orbital có 1 electron thì biểu diễn \(\boxed{{ \uparrow ^{}}}\)

+ Nếu orbital có 2 electron thì biểu diễn \(\boxed{ \uparrow  \downarrow }\)

- Một số AO thường gặp và hình dạng:

AO Hình dạng
s

Hình cầu

p

Hình số tám nổi

d Hình dạng phức tạp
f Hình dạng phức tạp