Bài 3: â âu

1/ Nhận biết

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Câu hỏi: Tranh vẽ những gì?

Trả lời: Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi.

- Câu hỏi: Kể tên các trò chơi?

Trả lời: cầu trượt, câu cá, đá cầu, đấu vật.

- Câu hỏi: Tìm điểm chung giữa các trò chơi?

Trả lời: Đều có chứa vần âu

2/ Hướng dẫn đọc

a) Vần âu

b) Từ đá cầu

- Phân tích:

+ Tiếng cầu gồm có âm c, vần âu và thanh huyền

+ Âm c phía trước, vần âu phía sau, thanh huyền trên đầu âm â

- Đánh vần: cờ - âu - câu - huyền - cầu, cầu

3/ Hướng dẫn viết

a) Chữ â

b) Vần âu

Viết chữ â phía trước, chữ u viết liền ngay sau.

c) Từ đá cầu

- Viết chữ đá phía trước, chữ cầu phía sau, khoảng cách giữa hai chữ là một con chữ.

- Viết chữ cầu bằng cách viết chữ c phía trước, vần âu viết liền ngay sau.

4/ Mở rộng vốn từ

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Câu hỏi: Những gì xuất hiện trong bức tranh?

Trả lời: đấu thủ, thi đá cầu, đấu cờ, giàn bầu

- Câu hỏi: Nói về những điều xuất hiện trong bức tranh.

Trả lời:

+ Hai đấu thủ chuẩn bị vào trận thi đá cầu.

+ Ba bạn học sinh đang thi đá cầu.

+ Hai bạn nam nữ chơi đấu cờ.

+ Giàn bầu xanh mát.

- Câu hỏi: Tìm thêm những sự vật có chứa vần âu

Trả lời: con trâu, kim khâu, màu nâu, trái dâu, cô dâu, sợi râu, dưa hấu, châu chấu, hạt trấu, ....

Hướng dẫn đọc:

Mẹ ra phố mua bộ đồ thể thao và ba quả cầu cho Hào. Bố và Hào đá cầu.

- Câu hỏi: Mẹ mua những gì cho Hào?

Trả lời: Mẹ mua bộ đồ thể thao và ba quả cầu.

- Câu hỏi: Bố và hào làm gì?

Trả lời: Đá cầu.

5/ Hoạt động mở rộng

Thực hành chào hỏi trong thể thao: GV hướng dẫn HS “chào những ai?”, “chào khi nào?”, “chào như thế nào?” (tư thế, khoảng cách, ánh mắt, gương mặt, cử chỉ, điệu bộ),...

- Tình huống: Chào hỏi trong thể thao, chào đối thủ trước khi bước vào trận thi đấu.

- Cách chào:

+ Khoảng cách: Đứng đối diện với một khoảng cách vừa đủ.

+ Tư thế: Hơi cúi thấp người, lưng thẳng

+ Gương mặt: Thả lỏng, mắt cụp xuống

+ Động tác: Dứt khoát