Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng dao động với cùng biên độ cùng tần số và cùng pha. Ta quan sát được hệ các vân đối xứng. Bây giờ nếu biên độ của một nguồn giảm xuống nhưng vẫn dao động cùng pha với nguồn còn lại thì:
Trả lời bởi giáo viên
Giả sử ban đầu:
\({u_1} = {u_2} = ac{\rm{os}}\left( {\omega t + \varphi } \right) \to \left\{ \begin{array}{l}{A_{{\rm{max}}}} = {a_1} + {a_2} = 2{\rm{a}}\\{A_{\min }} = \left| {{a_1} - {a_2}} \right| = 0\end{array} \right.\)
Nếu: u2 dao động với biên độ a’, với a’ < a.
\(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = ac{\rm{os}}\left( {\omega t + \varphi } \right)\\{u_2} = a'c{\rm{os}}\left( {\omega t + \varphi } \right)\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{A_{{\rm{max}}}} = {a_1} + {a_2}' = a + a' < 2{\rm{a}}\\{A_{\min }} = \left| {{a_1} - {a_2}'} \right| = \left| {a - a'} \right| > 0\end{array} \right.\)
=> Nếu biên độ của một giảm xuống nhưng vẫn dao động cùng pha với nguồn còn lại thì hiện tượng giao thao vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực tiểu lớn hơn và vân cực đại nhỏ hơn
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức tính biên độ dao động của 2 nguồn cùng pha A = a1 + a2