Câu hỏi:
2 năm trước

Thể tích khí sinh ra ở đktc khi cho hỗn hợp gồm 3,6 (g) Mg và 6,72 (g) Fe vào 200 ml dung dịch HCl 1M và H2SO4 1M là:

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: a

\(\begin{array}{l}{n_{Mg}} = \frac{{3,6}}{{24}} = 0,15\,(mol)\\{n_{Fe}} = \frac{{6,72}}{{56}} = 0,12\,(mol)\\{n_{HCl}} = 0,2 \cdot 1 = 0,2(mol)\\{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,2 \cdot 1 = 0,2(mol)\end{array}\)

Các pthh xảy ra là:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2       (1)

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2    (2)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2          (3)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2       (4)

Nhận thấy:

∑nH2 = ∑nMg + Fe = 0,15 + 0,12 = 0,27 (mol) 

⟹ Số mol nguyên tử H cần dùng để phản ứng hết với kim loại là: nH = 2nH2 = 2.0,27 = 0,54 (mol)

Mặt khác, số mol nguyên tử H trong axit có: nH = nHCl + 2nH2SO4 = 0,2 + 2.0,2 = 0,6 (mol)

Ta thấy 0,54 < 0,6 do đó kim loại phản ứng hết, axit dư. Mọi tính toán theo số mol của kim loại.

⟹ nH2 = 0,27 (mol) ⟹ VH2(đktc) = 0,27.22,4 = 6,048 (lít)

Hướng dẫn giải:

Bước 1: viết PTHH xảy ra

Bước 2:  Nhận thấy:

∑nH2 = ∑nMg + Fe = ?a (mol) 

⟹ Số mol nguyên tử H cần dùng để phản ứng hết với kim loại là:nH = 2nH2 = ?2a (mol)

Mặt khác, số mol nguyên tử H trong axit có: nH = nHCl + 2nH2SO4 = ?b (mol)

Bước 3: So sánh giá trị 2a với b từ đó rút ra kết luận axit hay kim loại phản ứng hết. Mọi tính toán theo chất pư hết.

Câu hỏi khác