Trả lời bởi giáo viên
A- đúng: vì khi \({n_1} < {n_2}\) thì sẽ không bao giờ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nên luôn có tia khúc xạ
B- sai: vì khi \({n_1} > {n_2}\)thì có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần ( khi\(i \ge {i_{gh}}\)), mà khi xảy ra phản xạ toàn phần thì sẽ không có tia khúc xạ
C,D – đúng: vì khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần: không có tia khúc xạ và cường độ sáng chùm phản xạ khi đó gần bằng cường độ sáng chùm sáng tới
Hướng dẫn giải:
- Sử dụng lí thuyết về hiện tượng khúc xạ ánh sáng: là hiện tượng tia sáng bị đổi phương khi chiếu xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng luôn kèm theo hiện tượng phản xạ một phần
- Sử dụng lí thuyết về hiện tượng phản xạ toàn phần: hiện tượng toàn bộ tia sáng tới bị phản xạ lại môi trường tới gọi là hiện tượng phản xạ toàn phần (khi đó không có chùm tia khúc xạ)
- Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần:
+ \({n_1} > {n_2}\)
+ \(i \ge {i_{gh}}\) với \(sin{i_{gh}} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)