Một ống dây đồng hình trụ dài 25 cm gồm nhiều vòng dây quấn sít nhau và có điện trở 0,20 Ω. Dây đồng có tiết diện 1,0 mm2 và điện trở suất 1,7.10-8 Ω.m. Từ thông qua mỗi vòng dây đồng và năng lượng từ trường trong ống dây khi có dòng điện cường độ 2,5 A chạy trong ống dây đồng là:
Trả lời bởi giáo viên
Đường kính d của dây đồng có tiết diện S0 = 1,0 mm2 là:
\({S_0} = \dfrac{{\pi {d^2}}}{4} \Rightarrow d = \sqrt {\dfrac{{4{S_0}}}{\pi }} = \sqrt {\dfrac{{{{4.1.10}^{ - 6}}}}{{3,14}}} \approx 1,{13.10^{ - 3}}m = 1,13mm\)
Suy ra số vòng dây đồng quấn trên ống dây có độ dài l = 25 cm là:
\(N = \dfrac{l}{d} = \dfrac{{{{25.10}^{ - 2}}}}{{1,{{13.10}^{ - 3}}}} \approx 221\,\,\left( {vong} \right)\)
Công thức tính điện trở của dây dẫn: \(R = \dfrac{{\rho {l_0}}}{S} \Rightarrow {l_0} = \dfrac{{RS}}{\rho }\)
Từ công thức tính điện trở của dây dẫn ta tính được chiều dài tổng cộng của N vòng dây đồng quấn trên ống dây: \({l_0} = \dfrac{{RS}}{\rho } = \dfrac{{0,{{2.1.10}^{ - 6}}}}{{1,{{7.10}^{ - 8}}}} \approx 11,76m\)
Suy ra chu vi C của mỗi vòng dây: \(C = \dfrac{{{l_0}}}{N} = \dfrac{{11,76}}{{221}} = 0,0532m = 53,2mm\)
Đường kính D của ống dây là: \(C = \pi D \Rightarrow D = \dfrac{C}{\pi } = \dfrac{{53,2}}{{3,14}} \approx 17mm\)
Diện tích tiết diện S của ống dây là: \(S = \dfrac{{\pi {D^2}}}{4} = \dfrac{{3,{{14.17}^2}}}{4} \approx 227m{m^2}\)
Độ tự cảm của ống dây:
\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\dfrac{{{N^2}}}{l}.S = 4\pi {.10^{ - 7}}.\dfrac{{{{221}^2}}}{{{{25.10}^{ - 2}}}}{.227.10^{ - 6}} = 5,{57.10^{ - 5}}H\)
Vì từ thông qua ống dây đồng có trị số \(\Phi = L.i\)
Nên từ thông qua mỗi vòng dây khi dòng điện chạy trong ống dây có cường độ i = I = 2,5A sẽ bằng :
\({\Phi _0} = \dfrac{\Phi }{N} = \dfrac{{L.i}}{N} = \dfrac{{5,{{57.10}^{ - 5}}.2,5}}{{221}} = 6,{3.10^{ - 7}}{\rm{W}}b = 0,63\mu {\rm{W}}b\)
Năng lượng từ trường tích luỹ trong ống dây:
\({\rm{W}} = \dfrac{{L{i^2}}}{2} = \dfrac{{5,{{57.10}^{ - 5}}.2,{5^2}}}{2} = 1,{74.10^{ - 4}}J\)
Hướng dẫn giải:
+ Công thức tính chu đường tròn và diện tích hình tròn: \(\left\{ \begin{array}{l}C = \pi d\\S = \dfrac{{\pi {d^2}}}{4}\end{array} \right.\)
(Với d là đường kính)
+ Độ tự cảm của ống dây : \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\dfrac{{{N^2}}}{l}.S\)
+ Công thức liên hệ giữa từ thông và cường độ dòng điện: \(\Phi = L.i\)
+ Năng lượng từ trường tích luỹ trong ống dây: \({\rm{W}} = \dfrac{{L{i^2}}}{2}\)