Hỗn hợp E gồm X (C7H16O6N2) và Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được ancol etylic, hai amin no (đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng, có tỉ khối hơi so với khí hidro bằng 16,9) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z, thu được hỗn hợp T gồm 2 muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có 1 muối của axit cacboxylic và 1 muối của α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong T là
Trả lời bởi giáo viên
M amin = 16,9.2 = 33,8 => 2 amin là CH3NH2 (a mol) và C2H5NH2 (b mol)
=> Y là CH3NH3OOC-COONH3COOC2H5
=> a : b = 11,2 : 2,8 = 4 : 1
nCH3NH2 > nC2H5NH2 => X tác dụng với KOH cũng sinh ra CH3NH2
T gồm 2 muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có 1 muối của axit cacboxylic và 1 muối của α-amino axit) => Các muối đều có chứa 2C
=> Muối gồm: (COOK)2 và H2N-CH2-COOK
Suy ra X có cấu tạo là: C2H5OOC-COONH3-CH2COONH3CH3 hoặc CH3NH3OOC-COONH3-CH2-COOC2H5
Giả sử: nCH3NH2 = 4 mol => nC2H5NH2 = 1 mol
nY = nC2H5NH2 = 1 mol
nX = nCH3NH2 - nY = 4 - 1 = 3 mol
Vậy muối gồm: (COOK)2 (3 + 1 = 4 mol) và H2N-CH2-COOK (3 mol)
=> %mGly-K = 3.113/(4.166 + 3.113).100% = 33,79% gần nhất với giá trị 33,8%
Hướng dẫn giải:
Dựa vào tỉ khối => CTPT và số mol 2 amin=> CTCT của Y
Từ sản phẩm của phản ứng thủy phân và đặc điểm cấu tạo của muối kết hợp CTPT của X
=> CTCT của muối => CTCT của X