Cho các thí nghiệm sau :
- TN1: Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa lượng nhỏ FeCl3.
- TN2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa lượng nhỏ CuSO4.
- TN3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch chứa lượng nhỏ FeCl3.
- TN4: Nhúng thanh hợp kim Zn-Fe vào dung dịch chứa lượng nhỏ HCl loãng.
- TN5: Nhúng thanh Cu dung dịch chứa lượng nhỏ HCl loãng/ bão hòa oxi.
- TN6: Đốt thanh sắt trong oxi ở nhiệt độ cao.
- TN7: Vật bằng gang để trong môi trường không khí ẩm.
Số trường hợp có hiện tượng ăn mòn hóa học là
Trả lời bởi giáo viên
- TN1: Zn + FeCl3 → ZnCl2 + FeCl2 (ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới)
Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe
→ Fe sinh ra bám vào thanh kẽm và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
→ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học
- TN2: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
→ Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
→ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học
- TN3: Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 không tạo thành 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học
- TN4: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (ăn mòn hóa học)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (ăn mòn hóa học)
Hai thanh kim loại được nối với nhau và được nhúng trong dung dịch chất điện li → xảy ra cả ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học
- TN5: $Cu+2HCl+\frac{1}{2}{{O}_{2}}\to CuC{{l}_{2}}+{{H}_{2}}O$ không có kim loại mới → ăn mòn hóa học
- TN6: 3Fe + 2O2 → Fe3O4 (ăn mòn hóa học)
- TN7: Ăn mòn điện hóa
=> Các TN1, TN2, TN3, TN4, TN5, TN6 có xảy ra ăn mòn hóa học
Hướng dẫn giải:
xem lại lí thuyết ăn mòn kim loại