BÀI 6: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT MỘT SỐ GIÁ THỂ TRỒNG CÂY
1. KHÁI NIỆM GIÁ THỂ TRỒNG CÂY
1.1. Định nghĩa
Giá thể là tên gọi chung của các vật liệu hoặc hỗn hợp các vật liệu giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển bộ rễ cây trồng.
1.2. Phân loại giá thể
Chia thành 2 nhóm chính:
- Giá thể hữu cơ (có nguồn gốc từ thực vật và động vật): rêu than bùn, mùn cưa, vỏ cây thông (Hinh 6.2A), vỏ cây, xơ dừa, trấu hun, phân chuồng...
- Giá thể vô cơ (có nguồn gốc từ các loại đá, cát, sỏi) đá trân châu Perlite (Hình 6.2B), đá khoảng Vermiculite (Hình 6.2C), sỏi nhẹ Keramzit,...
2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT MỘT SỐ GIÁ THỂ TRỒNG CÂY
- Giá thể được áp dụng phổ biến trong trồng trọt công nghệ cao.
- Đây là yếu tố không thể thiếu trong nhiều hệ thống trồng cây không dùng đất.
- Dưới đây là một số ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giá thể trồng cây.
2.1. Công nghệ sản xuất viên nén xơ dừa
- Xơ dừa là sản phẩm chế biến từ quả dừa.
- Bóc tách xơ dừa sẽ thu được mụn dừa (chiếm 70% trong xơ). Mụn dừa là nguồn nguyên liệu hữu ích dùng làm giá thể trồng cây.
Trong quá trình sản xuất viên nén xơ dừa, cần xử lý mụn dừa nhằm tách tanin và lignin ra khỏi mụn dừa vì 2 chất này cản trở sự trao đổi chất của bộ rễ, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng.
Dùng nước sạch ngâm để xử lý tanin; dùng chế phẩm sinh học và với bột để tăng tốc độ phân giải lignin.
Sau khi mụn dừa đã được xử lý tanin và lignin có thể sử dụng làm giải thể hoặc phối trộn với các vật liệu khác thành giá thể thuỷ theo loại cây trồng.
Chẳng hạn: sử dụng 100% giá thể mụn dừa để trồng rau mầm. giá thể trồng thuỷ canh; trộn mụn dừa và phân hữu cơ (phân trùn quế) với tỉ lệ 7:3 khi ươm hạt giống..
Viên nén xơ dừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho quá trình hạt nảy mầm các loại hạt giống rau, hoa.. Sử dụng viên nén sẽ tiết kiệm chi phí nhân công (không có công đoạn đóng bầu ươm ); đồng thời rút ngắn thời gian chăm sóc da viên nén đã chứa đầy đủ dưỡng chất cho hạt mầm phát triển tự nhiên, tự tăng tính đề kháng chống sâu bệnh. Viên nén xơ dừa dễ vận chuyển, tiện dụng, sạch sẽ và thân thiện với môi trường do không dùng túi nilon (Hình 6.4).
2.2. Công nghệ sản xuất giá thể sỏi nhẹ Keramzit
- Soi nhẹ Keramzit (đất nung trồng cây) là vật liệu nhân tạo được nung từ các loại khoáng sét dễ chạy.
- Soi có cấu trúc tổ ong gồm các lỗ rỗng, nhỏ và kín. Xương và vỏ của chúng rất vững chắc và xốp.
- Khi nung ở nhiệt độ 1 000 1 200°C, sét sẽ bị nóng chảy rồi sôi lên và trương phồng ra để hình thành vô số bọt khí, cần làm nguội nhanh để cố định bọt khí.
- Để sỏi làm giá thể trồng cây có được nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trong giai đoạn ban đầu, cần ngâm sỏi trong dung dịch dinh dưỡng đa lượng với một tỉ lệ pha trộn các hợp chất thích hợp, ngâm trong dung dịch dinh dưỡng từ 1 đến 2 ngày để dung dịch dinh dưỡng ngấm sâu vào trong sỏi.
Giá thể sỏi nhẹ Keramzit (Hinh 6.6B) có ưu điểm
- Là giữ nước, chất hữu cơ cung cấp cho cây,
- Tránh hiện tượng ngập úng, thối rễ cây.
- Giải thể còn tạo môi trường thông thoảng giúp rễ cây phát triển mạnh, các cộng đồng vi sinh vật có lợi sống và sinh sôi liên tục.
- Đồng thời, môi trường sạch mầm bệnh, pH trung tính giúp cây có môi trường sinh trưởng và phát triển tốt.
- Khi phủ bề mặt chậu cây bằng sỏi nhẹ sẽ giúp hạn chế xói đất khi tưới, hạn chế cỏ dại, tăng tính thẩm mĩ.