Giải bài 16,17,18,19,20 SBT Sinh học 12 trang 45, 46

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 16

16. Nhóm máu MN ở người do 1 gen gồm 2 alen M và N quy định, alen M đồng trội so với N. Kiểu gen MM, MN, NN lần lượt quy định các kiểu hình nhóm máu M, MN, N. Nghiên cứu một quần thể có 730 người gồm 22 người nhóm máu M, 216 người nhóm máu MN và 492 người nhóm máu N. Tần số của alen M và N trong quần thể là

A. M = 82,2% ; N = 17,8%

B. M = 35,6% ; N = 64,4%.

C. M = 50% ; N = 50%

D. M = 17,8% ; N = 82,2%.

Phương pháp giải:

Xét một gen có 2 alen A, a trong quần thể có 3 KG với số lượng cá thể tương ứng: xAA : yAa : zaa

- Tổng số cá thể = N

- Tần số alen A = (2x + y) / 2N

- Tần số alen a =(2z +y)/ 2N

Lời giải chi tiết:

Áp dụng công thức ta có :

M = (2 x 22 + 216) / 2 x 730 = 17,8 %

N = 1 - 17,8 % = 82,2 %

Chọn D

Câu 17

17. Ứng dụng định luật Hacđi - Vanbec trong một quần thể ngẫu phối cách li với các quần thể khác, không có đột biến và chọn lọc tự nhiên, người ta có thể tính được tần số các alen về một gen đặc trưng khi biết được số cá thể

A. kiểu hình trội

B. kiểu hình lặn.

C. kiểu hình trung gian

D. kiểu gen dị hợp

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết định luật hecdi venbec

Lời giải chi tiết:

Khi biết một quần thể đạt trạng thái cân bằng thì từ tần số các cá thể có kiểu hình lặn có thể suy ra tần số tương đối các alen và kiểu gen trong quần thể

Chọn B

Câu 18

18. Cấu trúc di truyền của một quần thể thực vật tự thụ phấn như sau : 0,5AA : 0,5aa. Giả sử, quá trình đột biến và chọn lọc không đáng kể thì thành phần kiểu gen của quần thể sau 4 thế hệ là

A. 25% AA : 50% Aa : 25% aa

B. 25% AA : 50% aa : 25% Aa.

C. 50% AA : 50% Aa

D. 50% AA : 50% aa.

Phương pháp giải:

Quần thể tự phối có thành phần kiểu gen của thể hệ P ban đầu như sau:

xAA + yAa + zaa

Quần thể P Sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau

Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể Fn là:

Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn


Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể Fn

Lời giải chi tiết:

Áp dụng công thức ta có:

AA= 0.5

aa= 0.5

Chọn D

Câu 19

19. Điều nào dưới đây nói về quần thể ngẫu phối là không đúng?

A. Các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản và khác nhau về nhiều chi tiết.

B. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa hình về kiểu hình.

C. Quá trình giao phối là nguyên nhân dẫn tới sự đa hình về kiểu gen.

D. Các cá thể trong quần thể khác nhau trong cùng một loài không thể giao phối với nhau.

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết quần thể ngẫu phối

Lời giải chi tiết:

Quần thể ngẫu phối là quần thể mà trong đó các cá thể giao phối ngẫu nhiên với nhau và được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận thuộc loài đó.

- Tạo nên một lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.

- Có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể một cách không đổi trong những điều kiện nhất định, do đó duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.

- Có tính đa hình di truyền do vậy có tiềm năng thích nghi lớn.

Chọn D

Câu 20

20. Một quần thể người, nhóm máu O (kiểu gen I°I°) chiếm tỉ lệ 48,35%; nhóm máu B (kiểu gen \({I^B}{I^O},{I^B}{I^B}\)) chiếm tỉ lệ 27,94%; nhóm máu A (kiểu gen \({I^A}{I^O},{I^A}{I^A}\) ) chiếm tỉ lệ 19,46%; nhóm máu AB (kiểu gen ) chiếm tỉ lệ 4,25%. Tần số của các alen IA, IB và 1° trong quần thể này là

\(\eqalign{
& A.{I^A} = {\rm{ }}0,69{\rm{ }};{\rm{ }}{I^B} = {\rm{ }}0,13{\rm{ }};{\rm{ I}}^\circ {\rm{ }} = {\rm{ }}0,18. \cr
& B.{I^A} = {\rm{ }}0,13{\rm{ }};{\rm{ }}{I^B} = {\rm{ }}0,18{\rm{ }};{\rm{ I}}^\circ {\rm{ }} = {\rm{ }}0,69. \cr
& C.{I^A} = {\rm{ }}0,17{\rm{ }};{\rm{ }}{I^B} = {\rm{ }}0,26{\rm{ }};{\rm{ I}}^\circ {\rm{ }} = {\rm{ }}0,57 \cr
& D.{I^A} = {\rm{ }}0,18{\rm{ }};{\rm{ }}{I^B} = {\rm{ }}0,13{\rm{ }};{\rm{ I}}^\circ {\rm{ }} = {\rm{ }}0,69. \cr} \)

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Áp dụng công thức ta có \(I^oI^o\) = \({I^o} ^ 2\) => \(I^o\) = 0.69

\(I^A + I^B\) = 0.31

\(I^A . I^B\) = 0.0425

Chọn B