Câu 1
1. Định luật Hacđi - Vanbec phản ánh điều gì?
A. Sự biến động của tần số các alen trong quần thể.
B. Sự không ổn định của các alen trong quần thể.
C. Sự cân bằng di truyền trong quần thể giao phối.
D. Sự biến động của tần số các kiểu gen trong quần thể.
Phương pháp giải:
Xem khái niệm Định luật hacdi- vanbec
Lời giải chi tiết:
Trong 1 quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi qua các thế hệ theo đẳng thức:
Chọn C
Câu 2
2. Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyên (P): 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa. Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Tần số tương đối các alen p(A) = 0,7 ; q(a) = 0,3.
B. Nếu quần thể (P) có kích thước đủ lớn để xảy ra ngẫu phối thì quần thể (F1) đạt trạng thái cân bằng di truyền.
C. Tổng tỉ lê các kiểu gen (AA + Aa + aa) trong quần thể luôn bằng 1.
D. Quần thể (P) chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền Hacđi - Vanbec nên tần số tương đối các alen ở (P) và thế hệ (F1) khi cho (P) ngẫu phối khác nhau.
Phương pháp giải:
Xem khái niệm Định luật hacdi- vanbec
Lời giải chi tiết:
Tần số p(A) = 0.6 AA + 0.2 /2 Aa = 0.7
P(a) = 0.2 aa + 0.2 /2 Aa = 0.3
( AA + Aa + aa) = 0.6 + 0.2 + 0.2 = 1
Chọn D
Câu 3
3. Ứng dụng quan trọng của định luật Hacđi - Vanbec là
A. biết số cá thể mang kiểu hình lặn trong một quần thể cân bằng di truyền có thể tính được tần số các alen và tần số các kiểu gen.
B. trong quần thể sinh sản hữu tính thường xuyên xảy ra quá trình biến dị.
C. tần số các alen của một gen trong quần thể có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. mặt ổn định của quần thể ngẫu phối cũng có ý nghĩa quan trọng như mặt biến đổi trong sự tiến hoá.
Phương pháp giải:
Xem khái niệm Định luật hacdi- vanbec
Lời giải chi tiết:
Khi biết một quần thể đạt trạng thái cân bằng thì từ tần số các cá thể có kiểu hình lặn có thể suy ra tần số tương đối các alen và kiểu gen trong quần thể.
Câu 4
4. Quần thể ngẫu phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì
A. mỗi quần thể có số lượng cá thể ổn định tương đối qua các thế hệ.
B. có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể.
C. mỗi quần thể chiếm một khoảng không gian xác định. Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong cùng một quần thể và cách li tương đối với các cá thể thuộc quần thể khác.
D. sự giao phối trong nội bộ quần thể xảy ra không thường xuyên.
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết Khái niệm Quần thể
Lời giải chi tiết:
Quần thể ngẫu phối là quần thể mà trong đó các cá thể giao phối ngẫu nhiên với nhau và được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận thuộc loài đó.
- Tạo nên một lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
- Có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể một cách không đổi trong những điều kiện nhất định, do đó duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
- Có tính đa hình di truyền do vậy có tiềm năng thích nghi lớn.
Chọn C
Câu 5
5. Trong một quần thể tự phối thì thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng
A. phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. ngày càng phong phú, đa dạng về kiểu gen
C. tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp.
D. ngày càng ổn định về tần số các alen.
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết Khái niệm Quần thể tự phối
Lời giải chi tiết:
Cấu trúc DT của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp và tăng dần tỉ lệ đồng hợp, nhưng không làm thay đổi tần số alen
Chọn A