Soạn bài Thơ duyên SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Bạn hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

- Nêu cách hiểu của bản thân về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”.

Lời giải chi tiết:

Duyên có nghĩa là quan hệ gắn bó, tựa như tự nhiên mà có chứ không sắp đặt. Theo cách hiểu của em, từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên” ý chỉ sự gặp gỡ vô tình của các cảnh vật xung quanh. Từ đó, nói lên mối duyên của “anh và em”.

Câu 2

Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,... trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ khổ 1 và khổ 4.

- Chú ý những từ ngữ đặc biệt, hình ảnh, vần và nhịp trong hai khổ thơ.

Lời giải chi tiết:

- Khổ 1:

+ Thi sĩ Xuân Diệu sử dụng những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các cảnh vật như hòa trên, ríu rít, đổ... qua.; từ tượng hình (đổ) và từ tượng thanh (ríu rít) à mối quan hệ thắm thiết, hòa quyện.

+ Sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau tạo nên sự đa dạng cho cảnh sắc thiên nhiên. Đặc biệt là hình ảnh cây me – một hình ảnh thân thuộc của đường phố cổ Hà Nội vào thu, tạo cho người đọc cảm giác như đang được đắm chìm trong không gian phố cũ yêu thương của đất Tràng An xưa.

+ Vần “uyên” (duyên, chuyền, huyền) gợi lên sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng trong một buổi chiều thu.

=> Hình ảnh hòa quyện với âm thanh của “tiếng huyền” càng tô đậm nét những cảnh vật xung quanh trong một buổi “chiều mộng”.

- Khổ 4:

+ Tác giả sử dụng từ láy (gấp gấp, phân vân) tạo nên sự xa cách, sự thay đổi tâm trạng cảnh vật.

+ Vần “ân” cùng nhịp thơ như nhanh hơn.

+ Hình ảnh thơ quen thuộc với khung cảnh đồng quê (cánh cò)

=> Cảnh vật dường như có sự xa cách hơn so với khổ thơ 1. Cảnh thu dường như từ đó cũng buồn hơn, cô đơn hơn khi cảnh vật được đặt trong sự to lớn, mênh mông của bầu trời.

Câu 3

Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ. Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

- Chú ý cảnh sắc thiên nhiên và duyên tình “anh” và “em”.

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ

Sắc thái thiên nhiên

Duyên tình “anh” – “em”

Khổ 1

Tươi vui, có mối quan hệ quấn quýt, mặn nồng, giao hòa.

Bắt đầu gặp gỡ

Khổ 2

Tươi vui

“Anh” và “em” có sự rung động

Khổ 3

Không đề cập đến cảnh sắc thiên nhiên.

“Anh” và “em” cùng dạo bước trên đường. “Em” thì tự nhiên, duyên dáng, “anh” say sưa ngắm đất trời. Duyên tình “anh” và “em” như được sắp đặt sẵn.

Khổ 4

Cảnh vật cô đơn giữa bầu trời xanh rộng lớn.

Bầu trời thu gần về cuối chiều, duyên tình “anh” và “em cũng dần xa nhau

Khổ 5

Cảnh vật êm dịu, thơ thẩn.

“Anh” ngơ ngẩn, ngẩn ngơ rồi nhận ra có lẽ mình đã phải lòng “em”

Câu 4

Cảm xúc của “anh”/“em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Cảm xúc của “anh”/"em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em” bởi mối duyên tình ấy xuất phát từ cuộc gặp gỡ tình cờ trong một buổi chiều thu, cảm xúc trong chiều thu ấy cũng chính là sự phát triển cảm xúc trong lòng “anh” và “em”.

Câu 5

Xác định chủ thể trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Chủ thể trữ tình trong bài thơ; “anh” và “em”.

- Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ: tình yêu.

Câu 6

Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm. Ví dụ ở câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu.

- Thơ duyên là bài thơ duy nhất không buồn trong các bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu.