Câu 1
Theo bạn, các từ ngữ “một người” (dòng 8), “tôi” (dòng 16), “anh” (các dòng thơ khác) trong bài thơ có thể chỉ những ai? Cách sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Chú ý những từ ngữ được nêu ra trong đề bài.
Lời giải chi tiết:
- Từ “một người” (dòng 8) có thể chỉ chủ thể trữ tình hoặc một học sinh.
- Từ “tôi” (dòng 16) có thể chỉ chủ thể trữ tình.
- Từ “anh” (các dòng thơ khác) có thể chỉ chủ thể trữ tình.
=> Việc tác giả sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy để tránh trường hợp lặp từ trong các câu thơ.
Câu 2
Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3, 4, 6 và nêu tác dụng của chúng.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ khổ 3, 4, 6.
- Xác định biện pháp tu từ.
Lời giải chi tiết:
- Khổ 3: Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu”.
=> Tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc bồi hồi, xúc động của chủ thể trữ tình khi nhớ về những kỉ niệm nơi mái trường cũ.
- Khổ 4: Biện pháp điệp từ (Từ “nỗi nhớ” được lặp lại ba lần).
=> Tác dụng: nhấn mạnh những nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.
- Khổ 6:
+ Biện pháp điệp cấu trúc “Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”.
=> Tác dụng: nhấn mạnh quãng thời gian xa xưa với biết bao câu chuyện buồn vui cùng năm tháng.
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ: “mùa hoa mơ” chỉ mùa xuân, “mùa hoa phượng” chỉ mùa hạ.
=> Tác dụng: chỉ quãng thời gian trôi nhanh, liên tục.
Câu 3
Nhận xét về tác dụng của việc sử dụng đối thoại ở khổ thơ 5.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ khổ thơ 5.
- Chú ý câu đối thoại.
Lời giải chi tiết:
Việc sử dụng câu đối thoại ở khổ 5 nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ nhung chi tiết, cụ thể của chủ thể trữ tình về mái trường cũ, những cuộc vui đùa của những cô cậu học trò. Từ đó, người đọc có thể hình dung ra một lớp học với không khí vui nhộn giữa cô và trò.
Câu 4
Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ đó, nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
- Chú ý những từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình.
Lời giải chi tiết:
- Một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình: yêu dấu, bâng khuâng, nhớ, xúc động, xôn xao, yêu.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: nối nhớ da diết về những kí ức của một thời học trò đã qua.
Câu 5
Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh "chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ?
Phương pháp giải:
Chú ý hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” trong khổ thơ cuối.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” ở cuối bài thơ là hình ảnh mang tính chất tượng trưng. “Chiếc lá buổi đầu tiên” ẩn dụ cho khoảng thời gian đẹp đẽ, đó là tình yêu đầu, tình yêu của lứa tuổi học trò ngây ngô, trong sáng và đầy mộng mơ.
Câu 6
Bài thơ gợi lên trong bạn những kỉ niệm hoặc những suy nghĩ gì về tuổi học trò?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ.
- Nêu lên cảm nhận của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Với em, tuổi học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Bài thơ dường như đã diễn tả hết những tâm trạng của em mỗi khi nhớ đến những ngày tháng hồn nhiên, vô tư cắp sách đến trường, được học tập, được vui chơi cùng bạn bè và thầy cô. Tuổi học trò thật trong sáng, vô giá và chất chứa nhiều kỉ niệm khó quên.
Bài tập sáng tạo
Hãy sử dụng một teong những cách sau đây: ngâm thơ, đọc diễn cảm, hoạt cảnh sân khấu hóa, vẽ tranh, phổ nhạc,... để thể hiện cách cảm nhận của mình về bài thơ.
Phương pháp giải:
Dựa vào khả năng và sở thích của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: