Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở:
Trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni, do lượng mưa hằng năm rất thấp nên bán hoang mạc ôn đới phát triển.
Ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có rừng:
Ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có rừng rậm nhiệt đới.
Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là:
Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là một thảo nguyên rộng mênh mông, địa hình cao dần về phía Tây dãy An-đét. Lượng mưa trung bình 1000-1200mm, phân bố theo mùa.
Nơi cao nhất Nam Mĩ là đỉnh A-côn-ca-goa 6960m nằm trên:
Dãy Atlat nằm ở Châu Phi, dãy Hi-ma-lay-a thuộc châu Á, dãy Cooc-di-e thuộc khu vực Bắc Mĩ còn dãy An-dét nằm dọc phía Tây của khu vực Nam Mĩ.
Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Nam Mĩ là:
Dựa vào lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ, ta thấy kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Trung và Nam Mĩ là cận xích đạo. Phân bố chủ yếu ở đồng bằng A-ma-dôn và dọc ven biển phía Đông Trung Mĩ.
Trong số 4 con sông của châu Mĩ, con sông nào có lưu lượng lớn nhất?
Sông A-ma-dôn là con sông có diện tích lưu vực và lưu lượng nước lớn nhất thế giới nhưng chỉ dài thứ 2 trong các con sông dài nhất thế giới (dài nhất thế giới là sông Nin).
Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới. Gió thổi thường xuyên là:
Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới. Gió thổi thường xuyên là gió tín phong đông bắc.
Sông A-ma-dôn là con sông có:
Sông A-ma-dôn là con sông có diện tích lưu vực và lưu lượng nước lớn nhất thế giới nhưng chỉ dài thứ 2 trong các con sông dài nhất thế giới (dài nhất thế giới là sông Nin).
Đồng bằng A-ma-dôn là một đồng bằng lớn nhất Nam Mĩ:
Đồng bằng A-ma-dôn là một đồng bằng lớn nhất Nam Mĩ, rừng xích đạo nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng.
Sự thay đổi của thiên nhiên Trung Và Nam Mĩ không phải do:
Sự phân hóa đa dạng của khí hậu và địa hình giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông. Cùng với đó là sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ đã làm cho thiên nhiên Trung và Nam Mĩ có sự thay đổi rõ rệt, có sự phân hóa đa dạng và có sự khác biệt từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao.
Sự có mặt của dải khí hậu hoang mạc nhiệt đới ven biển miền Tây của trung An-đét, chính là do:
Nguyên nhân chính khiến ở ven biển phía Tây của trung An-đét có dải khí hậu hoang mạc nhiệt đới là do dãy An-đét có độ cao trên 3000m chạy theo hướng Bắc – Nam dọc bờ biển phía Tây như một bức tường khổng lồ chắn hết gió ẩm Thái Bình Dương và tác động của dòng biển lạnh Pê-ru.
Nguyên nhân chính hình thành hoang mạc A-ta-ca-ma ở Nam Mĩ là do:
Dòng biến lạnh Pê-ru chạy sát ven bờ lục địa Nam Mĩ là nguyên nhân chính hình thành nên hoang mạc A-ta-ca-ma.
Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc của chí tuyến Bắc đến 53054’N nên có đủ các đới khí hậu:
Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc của chí tuyến Bắc đến 53054’N (Chi lê) nên có đầy đủ các đới khí hậu xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.