Ở vùng núi, từ độ cao 3000 m ở đới ôn hòa, khoảng 5500 m ở đới nóng thường có hiện tượng gì?
Ở vùng núi, từ độ cao 3000 m ở đới ôn hòa, khoảng 5500 m ở đới nóng có khí hậu lanh giá nên thường xuất hiện băng tuyết vĩnh cửu.
Các dân tộc it người ở châu Á thường sống ở
Các dân tộc it người ở châu Á thường sống ở miền núi thấp, nơi có khí hậu mát mẻ và nhiều lâm sản.
Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao trên 3000m là các dân tộc ít người thuộc
Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao trên 3000m là các dân tộc ít người thuộc vùng miền núi Nam Mĩ, đây là nơi có nhiều vùng đất bằng phẳng, thuận tiện cho trồng trọt và chăn nuôi.
Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao trên 3000m là các dân tộc ít người thuộc
Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao trên 3000m là các dân tộc ít người thuộc vùng miền núi Nam Mĩ, đây là nơi có nhiều vùng đất bằng phẳng, thuận tiện cho trồng trọt và chăn nuôi.
Các dân tộc ít người ở vùng Sừng châu Phi sống chủ yếu trên sườn núi cao chắn gió vì
Các dân tộc ít người ở vùng Sừng châu Phi sống chủ yếu trên sườn núi cao chắn gió vì có nhiều mưa, khí hậu mát mẻ trong lành.
Nguyên nhân của sự thay đổi khí hậu đổi theo độ cao ở vùng núi là do
Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng giảm. Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.
Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo:
Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.
- Càng lên cao không khí càng loãng nhiệt độ càng giảm, ở độ cao khoảng 3000 đới ôn hòa và 5500m ở đới nóng có băng tuyết vĩnh cửu.
- Hướng sườn núi đón gió ẩm và đón nắng có mưa nhiều, thực vật phát triển hơn và ngược lại.
Những khó khăn ở môi trường vùng núi không phải là
Những khó khăn của môi trường vùng núi là: trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất…khi mưa to, kéo dài, đe dọa cuộc sống của người dân sống ở thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.
Vùng núi có địa hình cao nên hiếm khi xảy ra hiện tượng ngập úng, hiện tượng ngập úng thường xảy ra ở vùng đồng bằng có địa hình thấp, khó thoát nước.
Sự khác biệt về thiên nhiên của sườn đón gió ẩm và sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh là
Sườn đón gió ẩm không khí chứa lượng ẩm sẽ bị chắn lại và di chuyển lên cao gặp lạnh (do càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng giảm) nên hơi ẩm ngưng tụ lại gây mưa ở sườn đón gió, thực vật phát triển xanh tốt hơn.
Thứ tự các thảm thực vật thay đổi từ chân núi đến đỉnh núi là
Càng lên cao nhiệt độ càng giảm nên khí hậu sẽ thay đổi từ ấm áp đến mát mẻ và lạnh gió (tương tự sự thay đổi nhiệt độ không khí từ xích đạo về hai cực) => khí hậu thay đổi kéo theo sự thay đổi các loại đất khác nhau (đất feralit đồi núi đến đất pốt dôn và đất mùn). Do vậy thảm thực vật cũng thay đổi từ rừng lá rộng đến rừng lá kim, đồng cỏ núi cao và băng tuyết vĩnh cửu.
Khu vực nào sau đây của nước ta có sự phân hóa khí hậu và thực vật thành nhiều đai cao nhất?
Vùng núi Tây Bắc là khu vực có địa hình núi cao và đố sộ nhất nước ta, điểm hình là dãy Hoàng Liên Sơn (độ cao trên 1500m với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m). Đây là khu vực duy nhất ở nước ta có sự phân hóa khí hậu đầy đủ 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.