Phần lớn các quốc gia ở đới ôn hòa thuộc nhóm các nước
Phần lớn các quốc gia ở đới ôn hòa thuộc nhóm các nước công nghiệp hiện đại, trang bị nhiều máy móc, thiết bị tiên tiến.
Các nước công nghiệp hàng đầu ở đới ôn hòa không phải là
Các nước công nghiệp hàng đầu ở đới ôn hòa là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Liên Bang Nga, Anh, Pháp.
Ấn Độ và Trung Quốc là những nước thuộc đới nóng, đây không phải là những nước công nghiệp hàng đầu ở đới ôn hòa.
Công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển ở
Công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển ở những nơi tập trung nhiều khoáng sả như Đông Bắc Hoa Kì, vùng U-ran và Xi-bia của Liên Bang Nga.
Thuộc nhóm ngành công nghiệp hiện đại ở các nước ôn hòa là công nghiệp
Các ngành công nghiệp hiện đại ở đới ôn hòa gồm điện tử, hàng không vũ trụ….
Nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp ở các nước ôn hòa chủ yếu là
Nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp ở các nước ôn hòa chủ yếu nhập khẩu từ các nước đới nóng.
Đâu không phải là vùng công nghiệp mới ở đới ôn hòa?
Các vùng công nghiệp mới ở đới ôn hòa gồm: Đông Á, Tây Nam Hoa Kì, Đông Nam Ô-xtrây-l-a… Vùng Đông Bắc Hoa Kì là vùng công nghiệp truyền thống lâu đời ở Hoa Kì, đây không phải là vùng công nghiệp mới.
Cảnh quan công nghiệp nào sau đây không phổ biến ở các nước thuộc đới ôn hòa?
Các cảnh quan công nghiệp (nhà máy, công xưởng, hầm mỏ… nối với tuyến giao thông) ở đới ôn hòa được tổ chức thành các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp.
Điểm công nghiệp là thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ thấp nhất, phân bố phân tán, lẻ tẻ thành những điểm tách biệt. Đây không phải là cảnh quan công nghiệp phổ biến ở các nước thuộc đới ôn hòa.
Hạn chế lớn nhất của các cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa là
Hoạt động sản xuất công nghiệp không tránh khỏi việc thải ra môi trường các nguồn khí thải công nghiệp, chất thải rắn, hóa chất….vào môi trường. Gây nên hiện tượng ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí, đất, nước. Đây là hạn chế lớn nhất của các cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa.
Đặc điểm công nghiệp của các nước đới ôn hòa không phải là
- Công nghiệp các nước đới ôn hòa có đặc điểm là: phần lớn các nước có nền công nghiệp hiện đại, cơ cấu công nghiệp đa dạng, gồm công nghiệp khai thác và chế biến; cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp nơi.
=> Nhận xét A, B, C đúng -> loại.
- Về quy mô, hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa ngày nay chiếm tới 3/4 (khoảng 75%) tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới.
=> Nhận xét công nghiệp đới ôn hòa cung cấp một nửa (50%) tổng sản phẩm công nghiệp thế giới là không đúng.
Vùng Đông Bắc Hoa Kì sớm trở thành cái nôi của nền công nghiệp Hoa Kì, nguyên nhân chủ yếu vì
Trong thời kì khai phá lãnh thổ Bắc Mĩ, vùng Đông Bắc Hoa Kì trở thành nơi đầu tiên được các nước đế quốc tiến hành khai thác, phát triển kinh tế (vùng tập trung nhiều khoáng sản giàu có). Nơi đây trở thành khu vực phát triển công nghiệp đầu tiên của Hoa Kì với nhiều ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, cơ khí, hóa chất….
=> Như vậy, nhờ có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nền Đông Bắc Hoa Kì sớm trở thành cái nôi của nền công nghiệp Hoa Kì.
Sự phân bố các vùng công nghiệp mới ở đới ôn hòa có đặc điểm chung là
Vùng công nghiệp mới được kí hiệu nền màu đỏ. Các vùng công nghiệp mới ở đới ôn hòa gồm: Tây Nam Hoa Kì, Đông Á, Đông Nam Ô-xtrây-li-a, vùng Tây Bắc I-ta-li-a, vùng Trung tâm Liên Bang Nga….
=> Các vùng công nghiệp mới tập trung chủ yếu ở ven các vùng biển, đại dương lớn (trừ vùng trung tâm Liên Bang Nga).
Ví dụ. Vùng công nghiệp mới ở Tây Nam Hoa Kì phân bố ven bờ đông Thái Bình Dương, vùng công nghiệp mới ở Đông Á phân bố ở bờ tây Thái Bình Dương.
Các vùng công nghiệp mới như Tây Nam Hoa Kỳ, Đông Á, Đông Nam Ô-xtrây-li-a phân bố chủ yếu ở ven các đại dương lớn, nguyên nhân chủ yếu vì
Vị trí tiếp giáp các vùng biển, đại dương lớn với hệ thống các cảng biển rất thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế hiện nay, vai trò của biển trong giao lưu quốc tế càng quan trọng hơn. Do vậy, phần lớn các vùng công nghiệp mới đều phát triển ven các đại dương lớn.
Vùng Tây Nam Hoa Kì và Đông Á nằm hai bên bờ Thái Bình Dương – khu vực có nền kinh tế năng động nhất thế giới; vùng kinh tế Đông Nam Ô-xtrây-li-a nằm ở phía tây nam tiếp giáp vùng biển Ấn Độ Dương.