Bộ tộc người bản địa của Trung và Nam Mĩ là:
Người Anh-điêng là bộ tộc người bản địa của Trung và Nam Mĩ.
Vùng thưa dân nhất (mật độ dân số thấp nhất) ở Trung và Nam Mĩ là:
Vùng thưa dân nhất (mật độ dân số thấp nhất) Trung và Nam Mĩ là vùng đồng bằng sông A-ma-dôn.
Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số vào loại:
Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số vào loại cao (trên 1,7%).
Vùng có dân cư tập trung đông ở Trung và Nam Mĩ là:
Dân cư tập trung ở một số miền ven biển, cửa sông hoặc trên các cao nguyên có khí hậu mát mẻ, khô ráo.
Trung và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về:
Trung và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa. Tỉ lệ dân thành thị chiếm khoảng 75% dân số nhưng khoảng 35 – 45% dân số sống ở ngoại ô, các khu ổ chuột với đời sống khó khăn.
Dân số đô thị ở Trung và Nam Mĩ sống chủ yếu ở:
Tỉ lệ dân thành thị chiếm khoảng 75% dân số nhưng khoảng 35 – 45% dân số sống ở ngoại ô, các khu ổ chuột với đời sống khó khăn.
Các đô thị lớn nhất ở Trung và Nam Mĩ là:
Các đô thị lớn nhất ở Trung và Nam Mĩ là Xao Pao-lô, Ri-ô đe Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret
Xao Pao-lô là thành phố đông dân nhất Nam Mĩ, thuộc nước:
Xao Pao-lô là thành phố đông dân nhất Nam Mĩ, thuộc nước Bra-xin.
Lễ hội Các na-van ở Nam Mĩ diễn ra hàng năm ở nước:
Lễ hội Các na-van diễn ra hàng năm ở nước Bra-xin thuộc Nam Mĩ.
Tốc độ đô thị hóa nhanh ở Trung và Nam Mĩ là hệ quả của:
Tốc độ đô thị hóa nhanh ở Trung và Nam Mĩ là hệ quả của đô thị hóa tự phát với nền kinh tế còn chậm phát triển.
Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ là:
Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa còn quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển.
Nguyên nhân dân cư thưa thớt ở Bắc Ca-na-da, vùng núi Cooc-đi-e, vùng đồng bằng A-ma-dôn, phía tây dãy An-det là do:
Nguyên nhân dân cư châu Mĩ thưa thớt: Bắc Ca-na-da, vùng núi Cooc-đi-e, vùng đồng bằng A-ma-dôn, phía tây dãy An-det là do những khu vực trên có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, khó khăn cho các hoạt động kinh tế, sinh hoạt của con người. Cụ thể là:
+ Vùng bắc Ca-na-đa và các đảo phía bắc là nơi có khí hậu hàn đới khắc nghiệt, nhiều nơi băng giá vĩnh viễn.
+ Vùng núi Coóc-đi-e vì đây là vùng núi cao, khí hậu khắc nghiệt, ít mưa.
+ Vùng đồng bằng A-ma-dôn là rừng rậm, khai thác còn rất ít.
+ Hoang mạc trên núi cao ở phía nam An-đét, ở đây có khí hậu hoang mạc khắc nghiệt, khô hạn kéo dài.
Giải thích vì sao người lai lại chiếm tỉ lệ lớn trong thành phần dân tộc ở Trung và Nam Mĩ?
Người lai lại chiếm tỉ lệ lớn trong thành phần dân tộc ở Trung và Nam Mĩ do sự kết hợp huyết giữa các người da trắng (từ châu Âu sang xâm chiếm đất); người da đen (từ châu Phi sang làm nô lệ trong các đồn điền); thổ dân ở Trung và Nam Mĩ (người Anh-điêng, ...) với nhau.