Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 sau:
Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Diện tích là 30 triệu km2 và đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
Bao bọc châu Phi là các đại dương và biển:
Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Bao bọc châu Phi là các đại dương và biển: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải và Biển Đỏ.
Đặc điểm không phải của đường bờ biển châu Phi là:
Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo. Như vậy, đặc điểm có nhiều bán đảo lớn không phải đặc điểm của đường bờ biển của châu Phi.
Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là:
Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khủng lồ, trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Châu Phi rất ít núi cao và đồng bằng.
Hai bán đảo lớn nhất của châu Phi là:
Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo. Hai bán đảo lớn nhất ở châu Phi là Ma-đa-ga-xca và bán đảo Xô-ma-li.
Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất:
Châu Phi nối liền với châu Á bới eo đất Xuy-ê. Người ta đã đào kênh Xuy-ê qua eo đất này, thông với Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Kênh Xuy-ê là một trong hai kênh đào lớn nhất và tàu thuyền qua lại nhộn nhịp nhất thế giới.
Châu Phi có những loại khoáng sản chủ yếu nào?
Châu Phi có những loại khoáng sản chủ yếu là: Vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng và phốt phát. Ngoài ra còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt. Tất cả các mỏ khoáng sản tập trung chủ yếu ở Nam Phi và dọc ven biển Địa Trung Hải của Bắc Phi.
Sông dài nhất châu Phi là:
Sông Nin là con sông dài nhất thế giới (6 695km), tiếp đến là sông A-ma-dôn (6 437km) ở Nam Mỹ và dài thứ 3 thế giới là sông Von-ga (3 531km) ở châu Âu.
Kim cương tập trung chủ yếu ở:
Kim cương được kí hiệu dạng gần hình thoi nhưng bị cụt ở phần đầu phía trên (xem bảng chú giải góc bên trái phía dưới của lược đồ tự nhiên châu Phi). Ta thấy, kim cương ở châu Phi phân bố (tập trung) chủ yếu ở Nam Phi.
Vàng tập trung chủ yếu ở:
Vàng được kí hiệu dạng hình tròn nhưng một bên để màu đen – một bên màu trắng (xem bảng chú giải góc bên trái phía dưới của lược đồ tự nhiên châu Phi). Ta thấy, vàng ở châu Phi phân bố (tập trung) ở Nam và Trung Phi nhưng tập trung chủ yếu ở Trung Phi.
Châu Phi có khí hậu nóng do:
Châu Phi là châu lục có đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam, có đường xích đạo chạy qua giữa cùng với diện tích lãnh thổ rộng lớn nên châu Phi có khí hậu khô và nóng.
Rừng lá kim chủ yếu tập trung ở phía Bắc châu Phi là do:
Rừng lá kim phân bố ở phía Bắc và một ít ở phía Nam châu Phi nhưng chủ yếu là ở rìa phía Bắc là do khu vực này có khí hậu lạnh và thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của cây lá kim.
Tại sao châu Phi có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn nhất thế giới, đặc biệt là ở Bắc Phi?
- Có vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Có các dòng biển lạnh chạy sát ven bờ.
- Có nhiều dòng biển nóng chạy ven bờ.
- Chịu ảnh hưởng của các khối khí nội địa từ châu Á thổi sang.
- Chịu ảnh hưởng của nhiều loại gió (gió mùa, tín phong, tây ôn đới,…).
Có mấy bao nhiêu ý đúng với câu hỏi trên:
Nguyên nhân chủ yếu khiến châu Phi là châu lục có nhiều hoang mạc vá bán hoang mạc rộng lớn nhất thế giới, đặc biệt là phần lãnh thổ phía Bắc với hoang mạc Xa-ha-ra lớn nhất thế giới là do:
- Thứ nhất châu Phi nằm trong khu vực nội chí tuyến, phần lãnh thổ phía Bắc có đường chí tuyến Bắc gần như chạy qua lãnh thổ nên nhận được một lượng bức xạ Mặt Trời rất lớn trong năm.
- Thứ 2, sát ven bờ phía Tây và Tây Bắc ở phần lãnh thổ phía Bắc là dòng biển lạnh chạy sát ven bờ không gây mưa cho lục địa.
- Thứ 3 là hàng năm châu Phi chịu ảnh hưởng của các khối khí từ châu Á thổi sang với tính chất khô và nóng.
Ngoài ra còn do đường bờ biển của châu Phi ít khúc khuỷu và có các dãy núi chạy sát ven bờ nên mưa chỉ tập trung ở phía bờ biển (khu vực có các dòng biển nóng chạy qua), cùng với đó là hình khối rộng lớn của châu Phi (đặc biệt là Bắc Phi) nên biển ảnh hưởng rất ít vào sâu trong nội địa.