Ý nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm của quá trình đô thị hóa trên thế giới?
- Các đô thị đầu tiên xuất hiện trong thời Cổ đại, đô thị hóa gắn với sự phát triển kinh tế đặc biệt là hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
=> Nhận xét A, D không đúng.
- Đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới là: sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ người sống trong các đô thị (trong khi tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm), dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và cực lớn hình thành nên các siêu đô thị (Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Luân Đôn,..).
=> Nhận xét C không đúng.
- Nhận xét đúng là: B: Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
Đâu không phải là hậu quả của đô thị hóa tự phát?
- Đô thị hóa tự phát không có sự quản lí của nhà nước đã gây ra nhiều vấn đề xấu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội như: ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông đô thị do dân số quá đông, nhu cầu việc làm của người lao động lớn trong điều kiện kinh tế chậm phát triển cũng gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. Đây là những hậu quả của đô thị hóa tự phát.
- Ngược lại khi quá trình đô thị hóa phù hợp với sự phát triển kinh tế sẽ đem lại nguồn lao động dồi dào có chất lượng, phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, thu hút đầu tư thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
=> Như vậy đô thị hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đây không phải là tác động tiêu cực.
Sự phát triển nhanh chóng các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với
Các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với quá trình gia tăng dân số và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến thành thị. Cụ thể là
- Các nước đang phát triển phần lớn có dân số đông và tăng nhanh (Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ,..), do vậy nhu cầu việc làm của các nước này rất lớn.
- Nhu cầu việc làm lớn trong khi hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ (thời gian nông nhàn lớn), dân cư ồ ạt di cư lên các đô thị để tìm kiếm việc làm đã làm tăng nhanh chóng dân số đô thị => hình thành các siêu đô thị mang tính chất tự phát.
Đô thị hoá đươc xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi:
Đô thị hoá đươc xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi phù hợp với công nghiệp hoá và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa sẽ đem lại nguồn lao động dồi dào có chất lượng, cung cấp điều kiện cơ sở hạ tầng hiện đại, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi sự phân bố dân cư, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị.