Câu hỏi kết hợp - Dạng bài đọc hiểu văn học
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc, hoặc là một tôn giáo hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa… phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hóa của dân tộc đó. Ở ta thần thoại không phong phú hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? Tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lí kiền thành, cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh luận triết học. Các tôn giáo đều có mặt nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí. Không có một ngành khoa học, kĩ thuật, giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ. Trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất là thơ ca. Hầu như người nào cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu thơ. Nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có. Xã hội có trọng văn chương, nhưng […] bản thân các nhà thơ cũng không ai nghĩ cuộc đời, sự nghiệp của mình là ở thơ ca. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hóa nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa.
(Nhìn về vồn văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu)
Theo tác giả đoạn trích, người Việt Nam có “sở trường" nhất ở ngành nghệ thuật nào?
- Người Việt Nam có “sở trường" nhất ở ngành nghệ thuật thơ ca.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
... " Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa".
(Theo chân Bác- Tố Hữu)
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là?
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc, hoặc là một tôn giáo hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa… phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hóa của dân tộc đó. Ở ta thần thoại không phong phú hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? Tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lí kiền thành, cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh luận triết học. Các tôn giáo đều có mặt nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí. Không có một ngành khoa học, kĩ thuật, giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ. Trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất là thơ ca. Hầu như người nào cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu thơ. Nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có. Xã hội có trọng văn chương, nhưng […] bản thân các nhà thơ cũng không ai nghĩ cuộc đời, sự nghiệp của mình là ở thơ ca. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hóa nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa.
(Nhìn về vồn văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
... " Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa".
(Theo chân Bác- Tố Hữu)
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là?
Biện pháp tu từ so sánh và điệp ngữ:
- Điệp ngữ: Thương được nhắc lại 3 lần thể hiện tình yêu thương bao la rộng lon của Bác Hồ đối với con người và vạn vật.
- So sánh: Sự hi sinh của Bác như dòng sông chảy nặng phù sa. Đó là sự hi sinh cao cả, lớn lao, thầm lặng.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc, hoặc là một tôn giáo hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa… phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hóa của dân tộc đó. Ở ta thần thoại không phong phú hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? Tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lí kiền thành, cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh luận triết học. Các tôn giáo đều có mặt nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí. Không có một ngành khoa học, kĩ thuật, giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ. Trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất là thơ ca. Hầu như người nào cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu thơ. Nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có. Xã hội có trọng văn chương, nhưng […] bản thân các nhà thơ cũng không ai nghĩ cuộc đời, sự nghiệp của mình là ở thơ ca. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hóa nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa.
(Nhìn về vồn văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu)
Theo tác giả, văn hóa Việt Nam thể hiện rõ nhất đặc điểm nào dưới đây?
- Theo đoạn trích, văn hóa Việt Nam thể hiện rõ nhất ở đoạn trích “Không có lĩnh vực nào đến đỉnh cao".
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
... " Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa".
(Theo chân Bác- Tố Hữu)
Nội dung của câu thơ cuối cùng?
Câu thơ ngợi ca sự cao cả, vĩ đại của Bác. Bác giống như dòng sông cứ hiền hòa chảy trôi, cống hiến cho cuộc đời.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc, hoặc là một tôn giáo hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa… phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hóa của dân tộc đó. Ở ta thần thoại không phong phú hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? Tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lí kiền thành, cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh luận triết học. Các tôn giáo đều có mặt nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí. Không có một ngành khoa học, kĩ thuật, giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ. Trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất là thơ ca. Hầu như người nào cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu thơ. Nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có. Xã hội có trọng văn chương, nhưng […] bản thân các nhà thơ cũng không ai nghĩ cuộc đời, sự nghiệp của mình là ở thơ ca. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hóa nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa.
(Nhìn về vồn văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu)
Đoạn trích bàn về vấn đề gì?
Đoạn trích bàn về vấn đề “Văn hóa Việt Nam".
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
... " Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa".
(Theo chân Bác- Tố Hữu)
Văn bản nào dưới đây nói về sự quan tâm, tình yêu của Bác dành cho thiên nhiên?
Ngắm trăng nói về tình yêu của Bác dành cho thiên nhiên.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc, hoặc là một tôn giáo hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa… phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hóa của dân tộc đó. Ở ta thần thoại không phong phú hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? Tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lí kiền thành, cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh luận triết học. Các tôn giáo đều có mặt nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí. Không có một ngành khoa học, kĩ thuật, giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ. Trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất là thơ ca. Hầu như người nào cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu thơ. Nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có. Xã hội có trọng văn chương, nhưng […] bản thân các nhà thơ cũng không ai nghĩ cuộc đời, sự nghiệp của mình là ở thơ ca. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hóa nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa.
(Nhìn về vồn văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu)
Đoạn trích trên được triển khai theo cách nào?
Đoạn văn diễn dịch.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
“Ngư ông khi ấy hỏi han,
Vân Tiên thưa hết mọi đàng gần xa.
Ngư rằng: “Người ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút với già cho vui”
Tiên rằng: “Ông lấy chi nuôi,
Thân tôi như thể trái mùi trên cây.
Nay đà trôi nổi đến đây,
Không chi báo đáp mình này trơ trơ”.
Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.
Rày voi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm này chơi trăng.”
(Lục Vân Tiên gặp nạn SGK Ngữ văn 9, tập một)
Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?
Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời.
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha.
Trong thuyền ai nấy kêu la,
Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào?
Đoạn trích được trích từ truyện thơ Lục Vân Tiên.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời.
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha.
Trong thuyền ai nấy kêu la,
Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đâu là những từ láy xuất hiện trong đoạn trích trên?
Các từ láy xuất hiện trong bài: lặng lẽ, mịt mờ, phui pha, xót xa, nghinh ngang.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời.
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha.
Trong thuyền ai nấy kêu la,
Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Từ “họ Lục” trong câu “Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng” chỉ ai?
Từ “họ Lục” trong câu “Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng” chỉ Lục Vân Tiên.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời.
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha.
Trong thuyền ai nấy kêu la,
Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Trong đoạn thơ, Trịnh Hâm hiện lên là một người?
Trịnh Hâm là người độc ác, thâm hiểm.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời.
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha.
Trong thuyền ai nấy kêu la,
Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Nội dung của đoạn trích trên là?
Nội dung chính: Trịnh Hâm ra tay tàn độc hãm hại Lục Vân Tiên.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Củ khoai lớn ở ngoài đồng
Ông trăng lên lớn ở trong bầu trời
Cánh buồm lớn giữa biển khơi
Lá cờ lớn bởi gió vời lên cao.
Con đường lớn với khát khao
Niềm vui lớn bởi tiếng chào, bàn tay
Còn như con của mẹ đây
Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.”
(Hát ru, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội nhà văn, 2014, tr.232)
Đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào?
Đoạn trên được viết theo thể thơ lục bát.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Củ khoai lớn ở ngoài đồng
Ông trăng lên lớn ở trong bầu trời
Cánh buồm lớn giữa biển khơi
Lá cờ lớn bởi gió vời lên cao.
Con đường lớn với khát khao
Niềm vui lớn bởi tiếng chào, bàn tay
Còn như con của mẹ đây
Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.”
(Hát ru, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội nhà văn, 2014, tr.232)
Đoạn thơ nổi bật với biện pháp tu từ nào?
Đoạn thơ nổi bật với biện pháp tu từ điệp từ “lớn”.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Củ khoai lớn ở ngoài đồng
Ông trăng lên lớn ở trong bầu trời
Cánh buồm lớn giữa biển khơi
Lá cờ lớn bởi gió vời lên cao.
Con đường lớn với khát khao
Niềm vui lớn bởi tiếng chào, bàn tay
Còn như con của mẹ đây
Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.”
(Hát ru, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội nhà văn, 2014, tr.232)
Ý nghĩa của câu thơ “Còn như con của mẹ đây/ Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.”?
Ý nghĩa câu thơ: Con lớn lên nhờ vào tình yêu thương, sự che chở của cha mẹ.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Củ khoai lớn ở ngoài đồng
Ông trăng lên lớn ở trong bầu trời
Cánh buồm lớn giữa biển khơi
Lá cờ lớn bởi gió vời lên cao.
Con đường lớn với khát khao
Niềm vui lớn bởi tiếng chào, bàn tay
Còn như con của mẹ đây
Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.”
(Hát ru, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội nhà văn, 2014, tr.232)
Nội dung của đoạn thơ trên là?
Nội dung: Không ai có thể tự mình lớn lên, nếu không có chiếc nôi rộng lớn là cuộc đời.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Củ khoai lớn ở ngoài đồng
Ông trăng lên lớn ở trong bầu trời
Cánh buồm lớn giữa biển khơi
Lá cờ lớn bởi gió vời lên cao.
Con đường lớn với khát khao
Niềm vui lớn bởi tiếng chào, bàn tay
Còn như con của mẹ đây
Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.”
(Hát ru, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội nhà văn, 2014, tr.232)
Văn bản nào mà em đã học trong chương trình Văn 7 cũng cùng tác giả với đoạn thơ trên?
Văn bản Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh.