Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
“Chúng em càng đến gần ngày thi thì tinh thần hăng hái học tập đã bộc lộ một cách rõ nét.”
Từ “đã” trong câu trên sử dụng không đúng với ngữ cảnh (có thể thay từ “đã” bằng từ “càng” để câu trở nên phù hợp hơn.)
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
“Càng lớn lên tôi càng thấy việc học trở nên nghiêm trọng, những kiến thức ngày một nhiều khiến tôi đang rất mơ hồ.”
Từ “nghiêm trọng” mang nét nghĩa xấu và không phù hợp khi nói về việc học (có thể thay từ “nghiêm trọng” bằng từ “quan trọng”.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
“Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ Việt Nam với những tác phẩm nổi tiếng được nhiều người biết đến. Thơ của bà giàu cảm hứng với những cung bậc khác nhau vừa hồn nhiên, chân thành, vừa đằm thắm mà lại da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.”
Từ “cảm hứng” phù hợp khi nói về trạng thái tâm lý của con người, trong trường hợp này khi nói về đặc điểm của thơ nên dùng từ “cảm xúc” sẽ phù hợp hơn.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
“Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học chân thực mà giàu cảm động viết về gia đình Chị Dậu – một gia đình nông dân nghèo đang sống dưới tầng đáy của xã hội khi bị Pháp và phong kiến đô hộ, chèn ép.
Từ “cảm động” dùng chưa hợp lí, sai logic, có thể thay từ “cảm động” bằng từ “cảm xúc”.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
“Lễ nhận chức diễn ra vô cùng long trọng và đã thành công tốt đẹp.”
Từ “nhận chức” dùng chưa hợp lí, sai chính tả, có thể thay từ “nhận chức” bằng từ “nhậm chức”.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
“Tràng giang có chất Đường thi hơn những bài thơ Đường trung đại. Chính Huy Cận cũng thừa nhận ông đã lấy cảm hứng từ ý thơ của Đỗ Phủ, Thôi Hiệu đời Đường, của Chinh phụ ngâm để cho bài thơ đạt đến tác phong cổ điển.”
Từ “tác phong” dùng chưa hợp lí, sai logic, từ này được dùng khi nói về phong cách của con người. Trường hợp này có thể thay từ “tác phong” bằng từ “phong cách” hoặc “màu sắc”.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Không cầu kỳ như trà đạo Nhật - Chanoyu hay Gongfucha – trà đạo Trung Hoa, trà đạo Việt Nam có phần giản dị hơn trong cách pha chế. Tuy nhiên, người Việt đặc biệt là những người có kiến thức uyên thâm về trà, đặc biệt yêu cầu khắt khe về hương vị.
Từ “giản dị” dùng chưa hợp lí, sai logic, có thể thay từ “giản dị” bằng từ “đơn giản”.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, ở Người còn toát lên hình ảnh một con người rất đỗi giản dị, khiêm tốn, thân thiết với nhân dân.
Từ “thân thiết” dùng chưa hợp lí, sai logic, từ này thường dùng khi nói về mối quan hệ thân thiết của con người. Trường hợp này có thể thay từ “thân thiết” bằng từ “gần gũi”.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Nguyễn Đình Chiểu - một nhà thơ lớn của nước ta, một ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc. Năm 1859, thực dân Pháp chiếm Gia Định và các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ Nguyễn Đình Chiểu lang thang nhiều nơi, tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù.”
Từ “lang thang” dùng chưa hợp lí, sai logic. Trường hợp này có thể thay từ “lang thang” bằng từ “bôn ba”.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và trong veo của đồng quê nội cỏ.
Từ “trong veo” dùng chưa hợp lí, sai logic, từ này thường dùng khi nói về sự vật trong trẻo như nước, mưa, đôi mắt. Trường hợp này có thể thay từ “trong veo” bằng từ “tinh khôi”.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
“Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tình trạng của con người. Ngoài ý nghĩa “than thân”, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.”
Từ “tình trạng” dùng chưa hợp lí, sai logic. Trường hợp này có thể thay từ “tình trạng” bằng từ “thân phận”.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
“Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc tính thích nghi.”
Từ “đặc tính” dùng chưa hợp lí, sai logic vì từ này dùng để chỉ tính chất riêng của sự vật. Trường hợp này có thể thay từ “đặc tính” bằng từ “đặc điểm”.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
“Việt Bắc trước hết là một bài thơ trữ tình… Bài thơ là khúc hát réo rắt, đằm thắm bậc nhất, và chính điều đó làm nên sức ngân vang sâu thẳm, lâu bền của bài thơ.”
Từ “trữ tình” dùng chưa hợp lí. Trường hợp này có thể thay bằng cụm từ “trữ tình chính trị".
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
“Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, bao gồm những nhóm lớn sau: động vật, thực vật, chim... Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có quan hệ gần gũi với nhau và với con người”.
Từ “chim” dùng chưa hợp lí, vì danh sách liệt kê, từ “chim” thuộc phạm vi nằm trong từ “động vật”.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Văn học Việt Nam, cả văn học dân gian và văn học viết, là sản phẩm tinh thần quý báu của dân tộc, phản ánh tâm hồn và tính cách Việt Nam với những nét bền vững đã thành truyền thống và có sự vận động trong trường ca lịch sử.
Từ “trường ca” dùng chưa hợp lí. Trường hợp này có thể thay từ “trường ca” bằng từ “dòng chảy”.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong độ cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa.
Từ “phong độ” dùng chưa hợp lí. Trường hợp này có thể thay từ “phong độ” bằng từ “tính cách”.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
“Con người của Bác, đời sống của Bác đơn giản như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.”
Từ “đơn giản” dùng chưa hợp lí khi đi cùng với từ “đời sống”. Trường hợp này có thể thay từ “đơn giản” bằng từ “giản dị”.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn phát minh ra sự sống.
Từ “phát minh” dùng chưa hợp lí. Vì “phát minh” nghĩa là sáng tạo ra một đối tượng nào đó.
=> Sửa lại:
Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
“Về văn bản, cách nói và cách viết của Hồ Chủ Tịch có những nét rất độc đáo: Nội dung khảng khái, thấm thía đi sâu vào tình cảm của con người, chinh phục cả trái tim và khối óc con người ta: Hình thức sinh động, giản dị, giàu tính dân tộc và tính nhân dân”
Từ “văn bản” dùng chưa hợp lí. Trường hợp này có thể thay từ “văn bản” bằng từ “văn phong” vì câu này đang nói về phong cách văn chương của Bác.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Không nên đánh giá con người qua bề ngoài hình thức mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.
Từ “bằng” dùng chưa hợp lí. Trường hợp này có thể thay từ “bằng” bằng từ “qua”.