Câu hỏi kết hợp - Dạng bài đọc hiểu văn học
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
(Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy, tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973)
Biện pháp tu từ nổi bật trong hai câu thơ “Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm”?
Đoạn thơ nổi bật với biện pháp tu từ nhân hóa: nhân hóa tre như một con người biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
(Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy, tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973)
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
(Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy, tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973)
Các từ láy được nhắc tới trong đoạn thơ trên là?
Các từ láy: mỡ màu, cần cù, kham khổ, nắng nỏ, bão bùng.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
(Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy, tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973)
Theo em, hình ảnh cây tre đã gợi lên những phẩm chất cao quý nào của dân tộc Việt Nam?
Hình ảnh cây tre đã gợi lên những phẩm chất bền bỉ, đùm bọc, đoàn kết.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long
(Đoàn thuyền đánh cá, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?
Huy Cân là tác giả của văn bản Đoàn thuyền đánh cá.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long
(Đoàn thuyền đánh cá, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Biện pháp liệt kê trong câu “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” có tác dụng gì?
Biện pháp liệt kê có tác dụng chứng minh sự giàu có của biển cả.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long
(Đoàn thuyền đánh cá, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Bút pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Bút pháp lãng mạn đã được sử dụng để khắc họa hình ảnh đoàn thuyền trong đoạn thơ trên.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long
(Đoàn thuyền đánh cá, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Các từ đen hồng, vàng chóe, bạc, vàng thuộc trường từ vựng nào?
Các từ trên đều chỉ màu sắc -> thuộc trường từ vựng màu sắc.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long
(Đoàn thuyền đánh cá, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Trong chương trinh Ngữ văn THCS, em cũng đã học một bài thơ rất hay có hình ảnh con thuyền, cánh buồm. Đó là bài thơ nào?
Bài thơ Quê hương – Tế Hanh cũng viết về hình ảnh con thuyền, cánh buồm.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Cái đẹp vừa là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Qui mô chuộng sự vừa khéo vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng có qui mô vừa phải”.
(Nhìn về văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Cái đẹp vừa là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Qui mô chuộng sự vừa khéo vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng có qui mô vừa phải”.
(Nhìn về văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu)
Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
Biện pháp tu từ điệp từ: chuộng.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Cái đẹp vừa là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Qui mô chuộng sự vừa khéo vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng có qui mô vừa phải”.
(Nhìn về văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu)
Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích.
Nội dung: cái đẹp là cái có chừng mực và quy mô vừa phải.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Cái đẹp vừa là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Qui mô chuộng sự vừa khéo vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng có qui mô vừa phải”.
(Nhìn về văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu)
Đoạn trích gửi đi thông điệp gì?
Thông điệp: cần lựa chọn cái đẹp đích thực để phù hợp với văn hóa
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Cái đẹp vừa là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Qui mô chuộng sự vừa khéo vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng có qui mô vừa phải”.
(Nhìn về văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu)
Em hiểu gì về cụm từ “quy mô vừa phải”?
Quy mô vừa phải thể hiện sự vừa đủ, không vượt ngoài quy chuẩn và để lại sự dễ chịu nơi người tiếp xúc.
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên
(Trích Thơ tình người lính biển, Trần Đăng Khoa)
Nêu ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ?
Các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ: miêu tả và biểu cảm.
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên
(Trích Thơ tình người lính biển, Trần Đăng Khoa)
Tìm những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ?
- Biện pháp tu từ:
+ Phép điệp từ: chưa, một bên.
+ Nhân hóa: đất nước gian lao.
+ Ẩn dụ: vành tang trắng.
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên
(Trích Thơ tình người lính biển, Trần Đăng Khoa)
Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Đoạn thơ trên nói về những vất vả, gian lao, anh hùng của người lính biển và những tình cảm đẹp trong trái tim của họ.
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên
(Trích Thơ tình người lính biển, Trần Đăng Khoa)
Anh chị hiểu thế nào về câu thơ “Biển một bên và em một bên
- Câu thơ có thể hiểu:
+ Biển là đại diện cho đất nước, cho lí tưởng, cho ước mơ về sự nghiệp cao cả của người lính.
+ Em là đại diện cho tình yêu đôi lứa, cho tình cảm thiêng liêng của đời người.
=> “Biển một bên và em một bên” chính là những tình cảm cao đẹp trong trái tim người lính biển. Anh ra đi đấu tranh, giữ gìn đất nước, thực hiện nghĩa vụ cũng không quên mang theo hình bóng tình yêu ở bên mình. Hai tình cảm này kết hợp hài hòa, chính là động lực để người lính vững bước trong những chặng hành trình gian khó phía trước.
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên
(Trích Thơ tình người lính biển, Trần Đăng Khoa)
Từ “vành tang trắng” trong câu thơ thứ hai ẩn dụ cho điều gì?
“Vành tang trắng” là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, thể hiện sự mất mát, đau thương của đất nước, của gia đình và của cả nhân dân, đồng bào Việt Nam qua những cuộc chiến.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. (2) Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. (3) Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. (4) Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Xác định thể loại của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”?
Đoạn trên được viết theo thể loại văn bản nhật dụng.