Câu hỏi kết hợp - Dạng bài đọc hiểu văn học
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. (2) Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. (3) Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. (4) Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn văn trên là?
Đoạn văn nổi bật với biện pháp tu từ điệp từ “một”, “rất”; liệt kê các phong cách sống của Bác.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. (2) Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. (3) Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. (4) Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào?
Phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi yếu tố cổ truyền và hiện đại.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. (2) Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. (3) Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. (4) Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Phép liên kết được sử dụng trong câu (1) và (2) là?
Phép thế: Từ “Người” thế cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. (2) Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. (3) Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. (4) Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên gửi gắm bài học nào cho giới trẻ hiện nay?
Bài học: tiếp thu văn hóa mới có chọn lọc và giữ gìn văn hóa truyền thống.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka–lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan, em đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?
Nguyễn Khoa Điềm là tác giả của văn bản Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka–lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan, em đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích ca ngợi tình cảm nào?
Đoạn trích ca ngợi tình cảm mẫu tử.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka–lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan, em đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Biện pháp tu từ có trong câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,/Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”?
- Biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ: “mặt trời” con là mặt trời gần gũi, là hi vọng, niềm vui.
+ Điệp ngữ: “mặt trời”.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka–lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan, em đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Thành phần biệt lập nào có trong câu thơ “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi”?
Câu thơ trên có thành phần gọi đáp (ơi).
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka–lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan, em đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Trong chương trinh Ngữ văn THCS, em cũng đã học một văn bản rất hay nói về tình cảm mẫu tử. Đó là tác phẩm nào?
Văn bản Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng cũng viết về tình mẫu tử.
Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Tóc mẹ nở hoa
Như vòng tay mẹ
Đà Lạt ôm tôi vào lòng
Màu đất đỏ tự ngàn xưa thắm lại
Nhắc một thời máu lửa cha ông…
Ở nơi đây!
Mỗi mái nhà đều là kỷ niệm
Rêu lên màu trên nửa vầng trăng
Bậc thềm xưa. Mẹ chờ cha vò võ
Chiều sương giăng, súng nổ sau đồi
Tháng ba ấy cha đi không trở lại
Mùa xuân. Tia chớp xé ngang trời
Đêm mùng mười cha ngã giữa Ban Mê
Đất bazan đỏ bừng… Lửa cháy
Ở phía đó cha đã không kịp thấy
Một tháng tư. Đà Lạt yên bình
Bốn mươi năm! Mảnh vườn cũ hồi sinh
Mùa cúc nở hoa. Mùa hồng thay áo
Đóa dã quỳ giấu vào lòng cơn nắng
Mẹ một mình lặng lẽ… Thờ cha
Bốn mươi mùa tóc mẹ nở hoa
Những nụ trắng như tuổi xuân gói lại
Những cánh trắng khắp núi đồi mê mải
Lất phất bay, nâng bước chân ngày.
(Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975)
(Lê Hòa, trích từ báo Sài Gòn giải phóng, ngày 14/05/2017)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Tóc mẹ nở hoa
Như vòng tay mẹ
Đà Lạt ôm tôi vào lòng
Màu đất đỏ tự ngàn xưa thắm lại
Nhắc một thời máu lửa cha ông…
Ở nơi đây!
Mỗi mái nhà đều là kỷ niệm
Rêu lên màu trên nửa vầng trăng
Bậc thềm xưa. Mẹ chờ cha vò võ
Chiều sương giăng, súng nổ sau đồi
Tháng ba ấy cha đi không trở lại
Mùa xuân. Tia chớp xé ngang trời
Đêm mùng mười cha ngã giữa Ban Mê
Đất bazan đỏ bừng… Lửa cháy
Ở phía đó cha đã không kịp thấy
Một tháng tư. Đà Lạt yên bình
Bốn mươi năm! Mảnh vườn cũ hồi sinh
Mùa cúc nở hoa. Mùa hồng thay áo
Đóa dã quỳ giấu vào lòng cơn nắng
Mẹ một mình lặng lẽ… Thờ cha
Bốn mươi mùa tóc mẹ nở hoa
Những nụ trắng như tuổi xuân gói lại
Những cánh trắng khắp núi đồi mê mải
Lất phất bay, nâng bước chân ngày.
(Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975)
(Lê Hòa, trích từ báo Sài Gòn giải phóng, ngày 14/05/2017)
Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Như vòng tay mẹ
Đà Lạt ôm tôi vào lòng
- Các biện pháp nghệ thuật:
+ So sánh: Như vòng tay mẹ.
+ Nhân hóa: Đà Lạt ôm tôi vào lòng
Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Tóc mẹ nở hoa
Như vòng tay mẹ
Đà Lạt ôm tôi vào lòng
Màu đất đỏ tự ngàn xưa thắm lại
Nhắc một thời máu lửa cha ông…
Ở nơi đây!
Mỗi mái nhà đều là kỷ niệm
Rêu lên màu trên nửa vầng trăng
Bậc thềm xưa. Mẹ chờ cha vò võ
Chiều sương giăng, súng nổ sau đồi
Tháng ba ấy cha đi không trở lại
Mùa xuân. Tia chớp xé ngang trời
Đêm mùng mười cha ngã giữa Ban Mê
Đất bazan đỏ bừng… Lửa cháy
Ở phía đó cha đã không kịp thấy
Một tháng tư. Đà Lạt yên bình
Bốn mươi năm! Mảnh vườn cũ hồi sinh
Mùa cúc nở hoa. Mùa hồng thay áo
Đóa dã quỳ giấu vào lòng cơn nắng
Mẹ một mình lặng lẽ… Thờ cha
Bốn mươi mùa tóc mẹ nở hoa
Những nụ trắng như tuổi xuân gói lại
Những cánh trắng khắp núi đồi mê mải
Lất phất bay, nâng bước chân ngày.
(Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975)
(Lê Hòa, trích từ báo Sài Gòn giải phóng, ngày 14/05/2017)
Tình cảm nào của nhân vật trữ tình dành cho mẹ được thể hiện qua khổ thơ cuối?
- Tình cảm của tác giả: yêu thương, kính trọng, biến ơn mẹ, đồng thời thể hiện sự bâng khuâng của tác giả về tuổi xuân của mẹ trước thời gian vô thường.
Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Tóc mẹ nở hoa
Như vòng tay mẹ
Đà Lạt ôm tôi vào lòng
Màu đất đỏ tự ngàn xưa thắm lại
Nhắc một thời máu lửa cha ông…
Ở nơi đây!
Mỗi mái nhà đều là kỷ niệm
Rêu lên màu trên nửa vầng trăng
Bậc thềm xưa. Mẹ chờ cha vò võ
Chiều sương giăng, súng nổ sau đồi
Tháng ba ấy cha đi không trở lại
Mùa xuân. Tia chớp xé ngang trời
Đêm mùng mười cha ngã giữa Ban Mê
Đất bazan đỏ bừng… Lửa cháy
Ở phía đó cha đã không kịp thấy
Một tháng tư. Đà Lạt yên bình
Bốn mươi năm! Mảnh vườn cũ hồi sinh
Mùa cúc nở hoa. Mùa hồng thay áo
Đóa dã quỳ giấu vào lòng cơn nắng
Mẹ một mình lặng lẽ… Thờ cha
Bốn mươi mùa tóc mẹ nở hoa
Những nụ trắng như tuổi xuân gói lại
Những cánh trắng khắp núi đồi mê mải
Lất phất bay, nâng bước chân ngày.
(Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975)
(Lê Hòa, trích từ báo Sài Gòn giải phóng, ngày 14/05/2017)
Từ “vò võ” trong bài thơ thể hiện ý nghĩa gì?
- Ý nghĩa: sự khắc khoải, mong ngóng, đợi chờ của người mẹ đối với cha trong những ngày chinh chiến.
Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Tóc mẹ nở hoa
Như vòng tay mẹ
Đà Lạt ôm tôi vào lòng
Màu đất đỏ tự ngàn xưa thắm lại
Nhắc một thời máu lửa cha ông…
Ở nơi đây!
Mỗi mái nhà đều là kỷ niệm
Rêu lên màu trên nửa vầng trăng
Bậc thềm xưa. Mẹ chờ cha vò võ
Chiều sương giăng, súng nổ sau đồi
Tháng ba ấy cha đi không trở lại
Mùa xuân. Tia chớp xé ngang trời
Đêm mùng mười cha ngã giữa Ban Mê
Đất bazan đỏ bừng… Lửa cháy
Ở phía đó cha đã không kịp thấy
Một tháng tư. Đà Lạt yên bình
Bốn mươi năm! Mảnh vườn cũ hồi sinh
Mùa cúc nở hoa. Mùa hồng thay áo
Đóa dã quỳ giấu vào lòng cơn nắng
Mẹ một mình lặng lẽ… Thờ cha
Bốn mươi mùa tóc mẹ nở hoa
Những nụ trắng như tuổi xuân gói lại
Những cánh trắng khắp núi đồi mê mải
Lất phất bay, nâng bước chân ngày.
(Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975)
(Lê Hòa, trích từ báo Sài Gòn giải phóng, ngày 14/05/2017)
Nội dung của bài thơ trên là gì?
- Bài thơ khắc họa những hình ảnh đẹp, anh hùng của Đà Lạt và của người mẹ.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
...(1)Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [...]. (2)Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. (3)Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. (4)Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó…"
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên được trích trong văn bản của tác giả nào?
Đoạn trích trên được trích trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của tác giả Mác-két.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
...(1)Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [...]. (2)Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. (3)Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. (4)Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó…"
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Biện pháp tu từ trong câu văn: Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu.
Đoạn văn nổi bật với biện pháp tu từ so sánh: con người hát hay hơn chim.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
...(1)Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [...]. (2)Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. (3)Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. (4)Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó…"
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Xét theo cấu tạo, câu (1) thuộc kiểu câu gì?
Câu trên thuộc câu rút gọn, rút gọn thành phần chủ ngữ.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
...(1)Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [...]. (2)Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. (3)Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. (4)Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó…"
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó?
Trạng ngữ: Trong thời đại hoàng kim này của khoa học.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
...(1)Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [...]. (2)Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. (3)Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. (4)Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó…"
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên gửi gắm bài học nào cho giới trẻ hiện nay?
Bài học: yêu chuộng hòa bình.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
(Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?
Nguyễn Duy là tác giả của văn bản Ánh trăng.