• Lớp Học
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

“Lòng hang Én phía trước, nơi rộng nhất khoảng 110m2, có thể chứa dược hàng trăm người (1). Trần hang đẹp như mái vòm của một thánh đường, nơi cao nhất tương đương với tòa nhà bốn mươi tầng (120m)(2). Cửa hang thứ hai thông lên mặt đất như cái giếng trời khổng lồ đón lấy khí trời và áng sáng (3). Quãng sông ngầm đỗ lại êm đềm trước thềm hang chính, len lỏi qua các hang phụ chừng 4km, rồi đổ ra cửa sau hang (4). Ở hang chính, bờ sông cát mịn thoải dần, nước mát lạnh, trong veo, toàn đá sỏi, đá đã bào nhẵn tạo thành một bãi tắm thiên nhiên hoàn hảo (5). Nghe nói thời xa xưa, tộc người A- rem đã sống trong hang Én (6). Trứng chim từng là một nguồn thực phẩm của họ (7). Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội “ăn én”(8). Cũng nghe kể rằng, trong bản người A-rem vẫn còn một vài người có bàn chân mỏng, ngón dẹt- dấu tích của bao nhiêu thế hệ leo vách đá, trần hang cao hàng trăm mét(9)”. (Trích Hang Én- Hà My) Câu 1: Kích thước của hang Én được thể hiện qua các số liệu nào? Câu 2: Dấu gạch ngang trong câu văn “Cũng nghe kể rằng, trong bản người A-rem vẫn còn một vài người có bàn chân mỏng, ngón dẹt- dấu tích của bao nhiêu thế hệ leo vách đá, trần hang cao hàng trăm mét(9)” dùng để làm gì? Câu 3: Có ý kiến cho rằng hành trình khám phá hang Én thích hợp với những người ưa mạo hiểm. Theo em, hành trình này còn đánh thức ở con người điều gì ? Câu 4: Theo em, chúng ta cần có biện pháp nào để bảo vệ thực vật, động vật hoang dã.

2 đáp án
2 lượt xem

CỔ TÍCH VIẾT BẰNG CHÂN

Những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng chữ tròn, đều , thẳng tắp – ít ai có

thể ngờ rằng những dòng chữ đó được viết không phải bởi tay mà là bằng chân : một đôi chân

kì diệu của bạn Nguyễn Minh Phú , lớp 5B , trường Tiểu Học Hồ Tông Thốc , xã Thọ Thành ,

huyện Yên Thành , tỉnh Nghệ An .

Cô Nguyễn Thị Bình – mẹ của Phú – không thể nào quên được cái ngày 17 – 7 – 1990

ấy. Cô đã ngất xỉu khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời của mình : một hài nhi yếu ớt , nhỏ bé

và thiếu hẳn đôi cánh tay . Nhưng Phú đã lớn lên và có ý thức tự lập từ rất sớm, tập làm mọi

việc bằng đôi chân của mình . Mỗi sáng ngủ dậy , Phù dùng chân kẹp bàn chải đánh răng và

lấy khăn rửa mặt . Với đôi chân của mình, Phú không chỉ tự ăn cơm , mặc quần áo, mắc màn,

x

ếp chăn, tắt mở công tắc điện, … mà còn giúp bố mẹ làm nhiều việc vặt trong nhà, từ bóc

ngô, nhặt rau, đun bếp, quét nhà cho đến việc xâu kim chỉ cho mẹ vá quần áo. Một lần, Phú

mon men đến lớp học, say sưa nhìn cô giáo giảng bài, nhìn lũ bạn ê a đánh vần , tập viết,… Về

nhà, Phú lấy viên phấn kẹp vào chân , viết những chữ nguệch ngoạc trên nền gạch. Khi biết

đọc thông , viết thạo , Phú nằng nặc đòi cha mẹ cho đi học. Cô giáo chủ nhiệm dành cho Phú

một chiếc ghế để Phú đặt vở lên đấy, xoay ngang người, kê chân lên và cặp bút viết. Cứ như

thế, Phú cần cù chịu đau, chịu khó, dù cho vào những ngày nóng nức, mồ hôi nhỏ xuống nhòe

hết cả trang vở, còn về mùa đông thì bàn chân tê cóng vì lạnh, điều khiển cây bút cực kì khó

khăn . Có những hôm, do viết quá nhiều, Phú bị chuột rút khiến các ngón chân co quắp , cứng

đờ.

Vất vả , khổ sở là thế nhưng Phú không hề nản lòng, chưa hề nghỉ một buổi học nào.

Điều đáng nói là Phù viết rất đẹp và đặc biệt là tiếp thu bài vở rất nhanh. Suốt bốn năm học

qua, Phú luôn là người dẫn đầu lớp về thành tích học tập. Phú rất có khả năng về môn toán,

trong vở chỉ toàn điểm 9, 10 . Năm 2002, Phú đoạt giải “ vở sạch chữ đẹp” của huyện. Mơ ước

của Phú là trở thành một người phiên dịch, vì theo bạn, đó là công việc thích hợp nhất đối với

một người không có tay như Phú. Nhìn gương mặt thông minh với đôi mắt sáng, kiên quyết

của Phú, tôi tin rằng Phú sẽ học thành tài, sẽ thực hiện được ước mơ của mình.

Theo báo Thiếu niên tiền phong

KHOANH VÀO CHỮ CÁI CÓ CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG:

1. Bạn Phú trong bài đã thiếu hẳn đôi tay nhưng đã biết làm những công việc gì?

a. Tát nước, cày ruộng.

b. Bóc ngô, nhặt rau, đun bếp, quết nhà.

c. Xâu kim chỉ.

d. Viết chữ đẹp.

2. Phú đã gặp những khó khăn gì khi tập viết bằng chân?

a. Mùa hè , mồ hôi nhỏ xuống làm nhòe vở, mùa đông, chân tê cứng vì lạnh.

b. Hay bị chuột rút khiến các ngón chân co quắp, cứng đờ.

c. Tất cả những khó khăn ở hai ý trên.

3. Phú đã đoạt được những thành tích gì trong học tập ?

a. Đoạt giải Học sinh giỏi toán.

b. Đoạt giải thi đấu thể thao.

c. Là người dẫn đầu lớp về thành tích học tập , rất giỏi toán, đoạt giải “ vở sạch chữ đẹp”.

4. Nội dung câu chuyện này là gì?

a. Ca ngợi bạn Nguyễn Minh Phú giàu nghị lực mặc dù thiếu hẳn đôi tay nhưng vẫn chăm làm,

học giỏi và viết chữ đẹp.

b. Ca ngợi đôi bàn chân khéo léo của bạn Nguyễn Minh Phú.

c. Ca ngợi tài viết chữ đẹp của bạn Nguyễn Minh Phú.

Giúp em với ạ

2 đáp án
5 lượt xem

Bài thơ “ Ông đồ” gợi cho chúng ta những suy nghĩ về việc cần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Em hãy viết đoạn văn (từ 6 đến 8 câu) nói về vấn đề trên, có sử dụng 1 câu nghi vấn mà em đã học. (gạch chân dưới câu nghi vấn). * Gợi ý viết đoạn văn: - Giới thiệu vấn đề: Bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Giải thích vấn đề: Giá trị văn hóa truyền thống là gì? Là những giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho một nền văn hóa được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Bàn về vấn đề: Để bảo tồn nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc chúng ta cần: + Trân trọng, tự hào về những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. + Tích cực quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống, hình ảnh đẹp của dân tộc đến với bạn bè khắp năm châu. + Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, thế giới. - Mở rộng vấn đề: Bên cạnh những bạn trẻ có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc, còn tồn tại một bộ phận giới trẻ có những biểu hiện quay lưng lại với bản sắc văn hóa dân tộc. (lấy dẫn chứng) - Liên hệ bản thân về việc cần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. -> Có sử dụng 1 câu nghi vấn mà em đã học. (gạch chân dưới câu nghi vấn).

1 đáp án
1 lượt xem
2 đáp án
3 lượt xem