• Lớp 9
  • Vật Lý
  • Mới nhất

A.TRẮC NGHIỆM Câu 1: Ba điện trở R1= 20Ω , R2=10 Ω, R3 = 30Ω mắc nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế U=15V thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2là : A. U2 = 20V B. U2 = 10V C. U3= 25v D. U3 = 2,5V Câu 2: Hãy chọn phép đổi đơn vị đúng : A. 1Ω = 0,01K Ω=0,0001M Ω B. 0,5M Ω=500K Ω=500000 Ω C. 0,0025M Ω=230 Ω =0,23K Ω D. 1K Ω=1000 Ω=0,001M Ω Câu 3: Hãy chọn câu phát biểu đúng: Cường độ dòng điện qua bóng đèn càng nhá th×: A. hiệu điện thế hai đầu bóng đèn càng lớn. B. đèn sáng càng yếu. C. điện trở của đèn càng nhỏ. D. công suất của đèn càng lớn. Câu 4: Chọn câu phát biểu đúng: A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp bằng hiệu hiệu điện thế trên mỗi điện trở thành phần B. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện như nhau tại mọi điểm C. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc nới tiếp bằng các điện trở thành phần D. Cả A, B, C đều sai Câu 5: Trong đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song thì A. điện trở tương đương nhỏ hơn điện trở toàn phần. B. điện trở tương đương lớn hơn mỗi điện trở thành phần. C. điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần. D. điện trở tương đương tổng nghịch đảo các điện trở thành phần. Câu 6: Có 3 điện trở giống nhau, có mấy cách mắc chúng thành mạch điện A. 2 cách B. 3 cách C. 4 cách D. 5 cách Câu 7: Có 3 điện trở trong đó có 2 cái giống nhau. Có thể tạo ra bao nhiêu giá trị điện trở tương đương. A. 2 giá trị B. 4 giá trị C. 5 giá trị D. 6 giá trị Câu 8: Hai dây dẫn điện đồng chất cùng chiều dài. Tiết diện dây thứ nhất là 2mm², còn dây thứ hai là 6mm². Hãy so sánh điện trở của hai dây dẫn A. R1 = R2 B. R1 = 2R2 C. R1 = 3R2 D. R1 = 4R2 Câu 9: Hai dây dẫn điện đồng chất, cùng khối lượng, nhưng dây thứ nhất dài gấp 10 lần dây thứ hai. Hãy so sánh điện trở của hai dây dẫn A. R1 = 10R2 B. R1 = 20R2 C. R1 = 40R2 D. R1 = 100R2 Câu 10: Biểu thức nào sai trong các biểu thức sau: A. P = I²R B. P = UI C. P = U²/R D. P = IR Câu 11: Biểu thức nào sau đây cho thấy cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch ( k là hàng số ) A. I²=kU B. U=kI² C. I= kU² D. kI=U Câu 12: Bóng đèn (12V-0.5W) đang sáng bình thường hiêu điện thế hiệu điện thế hai đầu bóng đèn tăng lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện có giá trị A. tăng lên 1,5 lần B. giảm đi 1,5 lần C. tăng lên 3 lần D. giảm đi 3 lần

2 đáp án
17 lượt xem

Câu 1: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành A. chùm tia phản xạ. B. chùm tia ló hội tụ. C. chùm tia ló phân kỳ. D. chùm tia ló song song khác. Câu 2: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có A. phần rìa dày hơn phần giữa. B. phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. phần rìa và phần giữa bằng nhau. D. hình dạng bất kì. Câu 3: Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng A. truyền thẳng ánh sáng B. tán xạ ánh sáng C. phản xạ ánh sáng D. khúc xạ ánh sáng Câu 4: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló A. đi qua tiêu điểm B. song song với trục chính C. truyền thẳng theo phương của tia tới D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm Câu 5: Chiếu một tia sáng vào một thấu kình hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu: A. Tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính. B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính. C. Tia tới song song với trục chính. D. Tia tới bất kì. Câu 6: Vật liệu nào không được dùng làm thấu kính? A. Thủy tinh trong B. Nhựa trong C. Nhôm D. Nước Câu 7: Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60 cm. Tiêu cự của thấu kính là: A. 60 cm B. 120 cm C. 30 cm D. 90 cm Câu 8: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ? A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kì. B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm. C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính. D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính. Câu 9: Cho một thấu kính có tiêu cự là 20 cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là: A. 20 cm B. 40 cm C. 10 cm D. 50 cm

2 đáp án
91 lượt xem

Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường: A. bị hắt trở lại môi trưòng cũ. B. bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai. C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai. D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trưởng và đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Câu 2: Pháp tuyến là đường thẳng A. tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới. B. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường góc vuông tại điểm tới. C. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới. D. song song với mặt phân cách giữa hai môi trường. Câu 3: Khi một tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì có thể xảy ra hiện tượng nào đưới đây? A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ. B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ. C. Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ. D. Có thể đồng thời xảyra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ. Câu 4: Hãy chọn câu phát biểu đúng A. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ không nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ. B. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. C. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ. D. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ. Câu 5: Dùng kẹp gắp một viên bi dưới đáy chậu lúc không có nước và lúc chậu đầy nước. Phát biểu nào sau đây chính xác? A. Chậu có nước khó gắp hơn vi ánh sảng từ viên bị truyền đến mắt bị khúc xạ nên khó xác định vị trí của viên bi. B. Chậu có nước khó gắp hơn vi có hiện tượng phản xạ ánh sáng. C. Chậu có nước khó gắp hơn vi bi có nước làm giảm ma sát. D. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng tán xạ ánh sáng. Câu 6: Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì: A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. B. Tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến. C. Tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 30°. D. Góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước. Câu 7: Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ? A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt. B. Khi ta soi gương. C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh. D. Khi ta xem chi ếu bóng. Câu 8: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi: A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới. B. tia khúc xạ và tia tới. C. tia khúc xạ và mặt phân cách. D. tia khúc xạ và điểm tới. Câu 9: Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh súng? A. Trên đường truyền trong không khí. B. Tại mặt phần cách giữa không khí và nước. C. Trên đường truyền trong nước. D. Tại đáy xô nước. Câu 10. Khi góc tới bằng 0° thi góc khúc xạ A. bằng 0° B. bằng 90° C. bằng 45° D.lớn hơn 0°

2 đáp án
87 lượt xem

1.Chuyển động nào dưới đây là chuyển động do quán tính? A: Xe đạp vẫn chạy trên đường ngang sau khi thôi không đạp nữa. B: hòn đá lăn từ trên đỉnh núi cao xuống đất. C: Sau khi dời khỏi cành cây, chiếc lá chao liệng và rơi từ trên cao xuống. D: Xe máy chạy trên đường ngang. 2.Chiếu một chùm tia sáng tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ. Chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính là chùm sáng A: song song với trục chính. B: phân kì có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính. C: hội tụ tại tiêu cự của thấu kính. D: hội tụ tại tiêu điểm chính của thấu kính. 3.Các bể chứa xăng thường được quét một lớp nhũ màu trắng bạc là vì lớp nhũ trắng A: phản xạ kém và hấp thụ tốt các tia nhiệt truyền tới. B: phản xạ tốt và hấp thụ kém các tia nhiệt truyền tới. C: phản xạ kém và hấp thụ kém các tia nhiệt truyền tới. D: phản xạ tốt và hấp thụ tốt các tia nhiệt truyền tới. 4.Chiếu ánh sáng trắng qua cả hai tấm lọc màu vàng và màu đỏ đặt chồng lên nhau, quan sát đằng sau hai tấm lọc ta thấy A: chỉ là ánh sáng đỏ hoặc ánh sáng vàng, tùy theo tấm kính nào đặt gần nguồn sáng hơn. B: ánh sáng màu cam (do hai ánh sáng màu đỏ và vàng kết hợp lại). C: gần như không còn ánh sáng nữa. D: vẫn là ánh sáng trắng như cũ. 5. Độ lớn của lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố A: Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. B: Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C: Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D: Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 6.Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi A: đường kính của con ngươi. B: khoảng cách từ màng lưới đến thể thủy tinh. C: khoảng cách từ màng lưới đến thể giác mạc. D: tiêu cự của thể thủy tinh để thu được ảnh rõ nét. 7. Một người chuyển động trên đoạn đường đầu dài 3 km với vận tốc 2 m/s, đoạn đường còn lại dài l,95 km người đó đi hết 0,5 giờ. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường có giá trị là A: 1,25 m/s. B: 0,5 m/s. C: 0,75 m/s. D: 1,5 m/s. 8. Trong trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều? A: Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức của từ trường. B: Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó. C: Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang. D: Liên tục cho một cực của nam châm lại gần hoặc ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín.

2 đáp án
53 lượt xem