• Lớp 9
  • Sinh Học
  • Mới nhất
1 đáp án
13 lượt xem

Câu 37 : Người ta quan sát một tế bào của Đậu Hà Lan thấy có 14 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực của tế bào. Tế bào đó đang ở A. kỳ giữa của nguyên phân B. kỳ sau của nguyễn phân. C. kỳ sau của giảm phân I. D. kỳ sau của giảm phân II. Câu 38 : Biến dị nào là biến dị di truyền được? A. Thường biến và biến dị tổ hợp. B. Đột biến và thường biến. C. Đột biến và biến dị tổ hợp. D. Thường biến. Câu 39 : Một con trâu và một con bò được chăn thả trên một cánh đồng (có cùng loại thức ăn và các điều kiện khác). Nhưng thịt trâu và thịt bò có sự khác nhau là do: A. Trâu và bò có màu da khác nhau B. Thành phần axit amin của trâu khác của bò. C. Thành phần nuclêôtít của trâu khác của bò.. D. Gen trâu khác gen bò. Câu 40 : Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì? A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con B. Sự phân li đồng đều của các cromatit về 2 tế bào con C. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con Câu 41 : Một ARN có số ađênin bằng 100 Nuclêôtít. Mạch bổ sung của gen qui định tổng hợp nên ARN trên có: A. Timin= 100 nuclêôtít. B. Ađênin = 100 nuclêôtít. C. Ađênin = 200 nuclêôtít. D. Uraxin = 100 nuclêôtít. Câu 42 : Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau được gọi là? A. Cặp tính trạng tương phản. B. Hai cặp tính trạng tương phản. C. Cặp gen tương phản. D. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản. Câu 43 : Đặc điểm nào dưới đây chỉ ra sự khác biệt của phân tử ARN so với phân tử ADN? A. Đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân B. Có cấu trúc một mạch. C. Được tạo từ 4 loại đơn phân D. Có kích thước và khối lượng lớn. Câu 44 : Một NST có cấu trúc: ABCDEF sau khi xảy ra đột biến thì NST có cấu trúc: ABEDCF. Dạng đột biến cấu trúc NST này là: A. Đảo đoạn B. Mất đoạn C. Lặp đoạn D. Lặp đoạn và đảo đoạn

2 đáp án
51 lượt xem

Câu 1: Dựa vào khả năng thích nghi của thực vật với lượng nước trong môi trường, người ta chia làm hai nhóm thực vật: A. Thực vật ưa nước và thực vật kị nước B. Thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn C. Thực vật ở cạn và thực vật kị nước D. Thực vật ưa ẩm và thực vật kị khô Câu 2: Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng là: A. Cây có phiến lá to, rộng và dầy B. Cây có lá tiêu giảm, biến thành gai C. Cây biến dạng thành thân bò D. Cây có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển Câu 3: Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm động vật là: A. Động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh B. Động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt C. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt D. Động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt Câu 4: Nhóm động vật nào dưới đây thuộc động vật biến nhiệt là: A. Ruồi giấm, ếch, cá B. Bò, dơi, bồ câu C. Chuột, thỏ, ếch D. Rắn, thằn lằn, voi Câu 5: Nhóm động vật nào dưới đây thuộc động vật đẳng nhiệt là: A. Châu chấu, dơi, chim én B. Cá sấu, ếch, ngựa C. Chó, mèo, cá chép D. Cá heo, trâu, cừu Câu 6: Loài sinh vật nào dưới đây có khả năng chịu lạnh tốt nhất? A. Ấu trùng cá B. Trứng ếch C. Ấu trùng ngô D. Gấu Bắc cực Câu 7: Những cây sống ở vùng nhiệt đới, để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, lá có đặc điểm thích nghi nào sau đây? A. Bề mặt lá có tầng cutin dầy B. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên C. Lá tổng hợp chất diệp lục tạo màu xanh cho nó D. Lá tăng kích thước và có bản rộng ra Câu 8: Những cây sống ở vùng ôn đới, về mùa đông thường có hiện tượng: A. Tăng cường hoạt động hút nước và muối khoáng B. Hoạt động quang hợp và tạo chất hữu cơ tăng lên C. Cây rụng nhiều lá D. Tăng cường ôxi hoá chất để tạo năng lượng giúp cây chống lạnh Câu 9: Để tạo lớp cách nhiệt để bảo vệ cho cây sống ở vùng ôn đới chịu đựng được cái rét của mùa đông lạnh giá, cây có đặc điểm cấu tạo: A. Tăng cường mạch dẫn trong thân nhiều hơn B. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày C. Giảm bớt lượng khí khổng của lá D. Hệ thống rễ của cây lan rộng hơn bình thường Câu 10: Câu có nội dung đúng là: A. Thú có lông sống ở vùng lạnh có bộ lông mỏng và thưa B. Chuột sống ở sa mạc vào mà hè có màu trắng C. Gấu Bắc cực vào mùa đông có bộ lông trắng và dày D. Cừu sống ở vùng lạnh thì lông kém phát triển Câu 11: Loài động vật dưới đây có tập tính ngủ đông khi nhiệt độ môi trường quá lạnh: A. Gấu Bắc cực B. Chim én C. Hươu, nai D. Cừu Câu 12: Lớp động vật có cơ thể hằng nhiệt là: A. Chim, thú, bò sát B. Bò sát, lưỡng cư C. Cá, chim, thú D. Chim và thú Ai đúng mình tick tất cả nhé ! Ai spam cho ra đảo ngồi nha :)

2 đáp án
31 lượt xem