• Lớp 9
  • Sinh Học
  • Mới nhất

Khoanh tròn vào đáp án đúng : 1. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước NST nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó , ít ảnh hưởng đến sức sống : A.Đảo đoạn NST B. Mất đoạn NST C. Lặp đoạn NST D.Chuyển đoạn NST 2.Để tăng sản lượng củ cải , giúp cây có khả năng sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt với môi trường người ta sử dụng loại biến dị nào ? A.Dị bội thể B.Đa bội thể C.Biến dị tổ hợp D.Biến dị thường biến 3. Trong bộ NST của bệnh nhân mắc bệnh Đao , số lượng NST ở cặp số 21 là bao nhiêu ? A.4 NST B. 1 NST C. 2 NST D.3 NST 4.Tại sao ADN được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử ? Số lượng và khối lượng ADN không thay đổi qua giảm phân ADN có trình tự các cặp nucleotit đặc trưng cho loài người ADN có khả năng tự sao theo đúng khuôn mẫu ADN nằm trong bộ NST đặc trưng mỗi loài sinh vật 5. Đặc trưng nào dưới đây của NST là phù hợp với kì cuối của giảm phân I ? A.Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ NST đơn bội kép B. Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ NST đơn bội C. Các NST đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh D. Các NST kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh

1 đáp án
76 lượt xem
2 đáp án
38 lượt xem

13 Trong chọn giống cây trồng, người ta không dùng phương pháp tự thụ phấn vào mục đích nào sau đây? A: Tạo các dòng thuần để lai khác dòng tạo ưu thế lai. B: Tạo giống thuần chủng. C: Tạo biến dị tổ hợp. D: Duy trì một số tính trạng mong muốn. 14 Thế hệ P gồm toàn cây có kiểu gen Aa. Qua tự thụ phấn bắt buộc, tỉ lệ cây có kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F2 là A: 37,5%. B: 50%. C: 12,5%. D: 75%.Ngành công nghệ nào sản xuất ra các loại axít amin, các chất cảm ứng sinh học và thuốc phát hiện chất độc? câu 16 A: Công nghệ sinh học y – dược. B: Công nghệ tế bào thực vật và động vật. C: Công nghệ enzim / prôtêin. D: Công nghệ sinh học xử lí môi trường. 17 Trong kĩ thuật tạo chủng vi khuẩn E. coli mang gen mã hóa insulin ở người, ADN dùng làm thể truyền được tách ra từ A: tế bào cho. B: tế bào động vật. C: tế bào nhận. D: tế bào thực vật. 18 Xét về mặt sinh thái, biện pháp nào sau đây là tốt nhất để bảo vệ các động vật có nguy cơ tuyệt chủng ? A: Loại bỏ nguồn thức ăn tự nhiên của chúng và thay thế bằng nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng do con người tạo r B: Loại bỏ tất cả các động vật ăn thịt chúng. C: Bảo vệ chúng ngay trong các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn Quốc gi D: Đưa chúng vào nơi nuôi riêng biệt có điều kiện môi trường phù hợp và được chăm sóc tốt nhất. 19 Sinh học có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã? (I). Công nghệ tế bào giúp bảo tồn nguồn gen quý hiếm. (II). Các phương pháp lai giúp tạo ra các giống sinh vật có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt. (III). Công nghệ gen giúp đưa gen kháng sâu bệnh từ sinh vật này vào sinh vật khác. (IV). Lai xa kèm đa bội hóa giúp tạo ra sinh vật mang đặc điểm của cả hai loài. Số phương án đúng là A: 2 B: 1 C: 3 D: 4

1 đáp án
17 lượt xem
2 đáp án
35 lượt xem

15 Giả sử mối quan hệ sinh thái giữa hai loài sinh vật được mô tả ở bảng sau: Picture 2 Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I). Ở trường hợp (1), nếu A là một loài động vật ăn thịt thì B sẽ là loài thuộc nhóm con mồi. (II). Ở trường hợp (2), nếu A là loài mối thì B có thể là loài trùng roi sống trong ruột mối. (III). Ở trường hợp (3), nếu A là một loài cá lớn thì B có thể sẽ là loài cá ép sống bám trên cá lớn. (IV). Ở trường hợp (4), nếu A là loài trâu thì B có thể sẽ là loài giun kí sinh ở trong ruột của trâu. A: 3 B: 2 C: 4 D: 1 16 Trong kĩ thuật tạo chủng vi khuẩn E. coli mang gen mã hóa insulin ở người, ADN dùng làm thể truyền được tách ra từ A: tế bào cho. B: tế bào động vật. C: tế bào nhận. D: tế bào thực vật. 17 Hai con hươu đực “đấu sừng” để tranh giành giao phối với một con hươu cái là biểu hiện của mối quan hệ nào sau đây? A: Cạnh tranh cùng loài. B: Hỗ trợ cùng loài. C: Cạnh tranh khác loài. D: Kí sinh cùng loài. 18 Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì biện pháp nào sau đây là phù hợp? A: Nuôi một loài cá với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn. B: Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau. C: Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn. D: Nuôi nhiều loài cá với mật độ cao nhằm tiết kiệm diện tích nuôi trồng. 19 Ngành công nghệ nào sản xuất ra các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và trong bảo quản thực phẩm? A: Công nghệ gen. B: Công nghệ lên men. C: Công nghệ enzim / prôtêin. D: Công nghệ tế bào thực vật và động vật. 20 Cây hoa hồng sống ở loại môi trường nào sau đây? A: Môi trường sinh vật. B: Môi trường trong đất. C: Môi trường trên cạn. D: Môi trường nước. 21 Khi nói về mật độ quần thể, phát biểu nào sau đây sai? A: Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích. B: Mật độ quần thể chắc chắn sẽ tăng nhanh khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào. C: Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. D: Mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động bất thường của điều kiện sống như lũ lụt, cháy rừng, dịch bệnh. 22 Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác? A: Tỉ lệ giới tính. B: Thành phần nhóm tuổi. C: Kinh tế - xã hội. D: Mật độ cá thể. 23 Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau đây: (I). mức độ ngập nước. (II). nhiệt độ không khí. (III). rắn hổ mang. (IV). sâu ăn lá cây. (V). độ tơi xốp của đất. Trong các nhân tố trên, có bao nhiêu nhân tố hữu sinh? A: 4 B: 5 C: 3 D: 2 24 Hình A, B, C là ba tháp tuổi của ba quần thể cùng loài. Picture 4 Phân tích ba tháp tuổi này, kết luận nào sau đây đúng? A: Quần thể 3 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 1 suy giảm. B: Quần thể 1 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 3 suy giảm. C: Quần thể 2 đang phát triển, quần thể 1 ổn định, quần thể 3 suy giảm. D: Quần thể 1 đang phát triển, quần thể 3 ổn định, quần thể 2 suy giảm. 25 Nhiều loài chim di cư có thể bay được hàng nghìn kilômet đến nơi ấm áp để tránh mùa đông giá lạnh. Nhân tố nào sau đây giúp các loài chim này định hướng di chuyển trong không gian? A: Độ ẩm. B: Nhiệt độ. C: Không khí. D: Ánh sáng.

2 đáp án
19 lượt xem

10 Tập hợp các cá thể sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A: Tập hợp các con ốc bươu vàng sống ở một ruộng lúa. B: Tập hợp các cây sống ở rừng Cúc Phương. C: Tập hợp các con rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách li nhau. D: Tập hợp các con bướm sống ở công viên Thủ Lệ. 11 Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng, ven hồ có đặc điểm nào sau đây? A: Phiến lá hẹp, mô giậu phát triển. B: Phiến lá rộng, mô giậu phát triển. C: Phiến lá rộng, mô giậu kém phát triển. D: Phiến lá hẹp, mô giậu kém phát triển. 12 Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội quy định kiểu hình có lợi cho sản xuất. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều ưu thế lai nhất? A: aabbdd × aabbdd. B: AABbDD × AABbDD. C: AaBBDD × Aabbdd. D: AAbbDD × aaBBdd. 13 Khi số lượng cá thể tăng quá cao, nguồn thức ăn trở lên khan hiếm, nơi ở chật chội thì trong quần thể động vật có thể xảy ra bao nhiêu hiện tượng sau đây? (I). Một số cá thể tách ra khỏi nhóm. (II). Một số cá thể yếu hơn bị chết. (III). Ô nhiễm môi trường tăng lên. (IV). Dịch bệnh lây lan nhanh. A: 1 B: 4. C: 3 D: 2. 14 Ví dụ nào sau đây phản ánh mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A: Trâu rừng sống thành bầy có khả năng tự vệ chống lại kẻ thù tốt hơn trâu rừng sống riêng lẻ. B: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. C: Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng cỏ. D: Địa y sống bám trên cành cây gỗ.

2 đáp án
32 lượt xem