• Lớp 9
  • Hóa Học
  • Mới nhất
2 đáp án
27 lượt xem

Câu 1. Dãy kim loại được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là: A. Na, Al, K, Zn. B. Ag, Mg, K, Na. C. Fe, Cu, Zn, Mg. D. Cu, Al, Na, K. Câu 2. Để chứng minh kim loại kẽm (Zn) có độ hoạt động hóa học mạnh hơn kim loại sắt (Fe) ta dùng các phản ứng A. Zn và Fe tác dụng với nước. B. Zn và Fe tác dụng với dung dịch HCl. C. Zn và Fe tác dụng với dung dịch FeCl2. D. Zn và Fe tác dụng với dung dịch ZnCl2. Câu 3. Để tinh chế bột Al có lẫn bột Zn ta dùng A. dung dịch HCl dư. B. dung dịch AlCl3 dư. C. dung dịch ZnSO4 dư. D. dung dịch CuSO4 dư. Câu 4. Trong các phân bón hóa học sau, phân bón thuộc loại phân bón kép là A. KNO3. B. (NH4)2SO4. C. (NH2)2CO. D. Ca(H2PO4)2. Câu 5. Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi? A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2. B. Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O. C. CaO + CO2 → CaCO3. D. MgCO3 MgO + CO2. Câu 6. Cho 15,9 gam Na2CO3 vào dung dịch HCl dư. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được là (biết H = 1; C = 12; O = 16; Cu = 64) A. 2,24 lit. B. 3,36 lit. C. 4,48 lit. D. 6,72 lit. Câu 7. Dãy gồm các chất đều là oxit axit: A. FeO, NaOH, HCl.    B. CuO, Fe2O3, K2O. C. SO2, P2O5, CO2.    D. CaO, BaO, SO2. Câu 8. Ngâm một thanh kẽm vào dung dịch AgNO3. Sau một thời gian hiện tượng quan sát được là: A. kẽm tan dần, có chất rắn màu đỏ bám trên thanh kẽm, màu xanh của dung dịch nhạt dần. B. kẽm tan dần, có chất rắn màu trắng bám trên thanh kẽm, màu xanh của dung dịch đậm dần. C. kẽm tan dần, có chất rắn màu trắng bám trên thanh kẽm. D. không xảy ra hiện tượng gì. Câu 9. Điện phân nóng chảy 25,5 tấn Al2O3, xúc tác criolit ta thu được m tấn Al. Vậy m có giá trị là (biết O = 16; Al = 27) A. 13,5 tấn. B. 10,8 tấn. C. 5,4 tấn. D. 2,025 tấn. Câu 10. Cho luồng khí clo (dư) tác dụng với 19,6 gam kim loại R (chưa biết hóa trị), tạo ra 56,875 gam muối. Xác định tên kim loại R? A. Cu (Cu = 64). B. Fe (Fe = 56). C. Al (Al = 27). D. Ca (Ca = 40).

1 đáp án
22 lượt xem

Giải giúp mk vs ạn ơi...................... Câu 31: Nhôm có tính chất nào sau đây khác biệt so với sắt? A. Tác dụng được với dung dịch axit mạnh. B. Tác dụng được với dung dịch kiềm. C. Tác dụng được với dung dịch muối của kim loại yếu hơn. D. Tác dụng được với khí Clo. Câu 32: Oxit nào sau đây khi cho vào nước thì làm quỳ tím hoá đỏ: A. CuO. B. SO3. C. K2O . D. CaO. Câu 33: Khi cho điphotpho pentaoxit tác dụng với nước ta được dung dịch không màu, nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được, quỳ tím sẽ : A. Không đổi màu. B. Đổi thành màu đỏ. C. Đổi thành màu xanh. D. Mất màu . Câu 34: Cho 13 gam kẽm vào dung dịch HCl dư đến phản ứng hoàn toàn ta thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)? A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 11,2 lít. D. 6,72 lít. Câu 35: Cho một thanh sắt vào 200ml dung dịch HCl 0,2M đến phản ứng hoàn toàn ta thu được thể tích khí H2 (đktc) là A. 4,48 lít. B. 448 ml. C. 896ml. D. 8,96 lít. Câu 36: Dùng dung dịch KOH sẽ phân biệt được hai muối… A. NaCl và MgCl2. C. NaCl và BaCl2. B. Na2SO4 và Na2CO3. D. NaNO3 và K2CO3. Câu 37: Dùng dung dịch NaOH phân biệt được hai muối…. A. KCl và CuCl2. C. KCl và BaCl2. B. Na2SO4 và Na2CO3. D. NaNO3 và K2CO3. Câu 38: Để nhận biết dung dịch NaOH và dung dịch Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là A. dung dịch phenolphtalein. B. quỳ tím. C. dung dịch Na2SO4. D. dung dịch HCl Câu 39: Để nhận biết dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2 ta dùng thuốc thử là A. dung dịch phenolphtalein. B. quỳ tím. C. dung dịch Na2SO4. D. dung dịch HCl. Câu 40: Trộn dung dịch A có chứa 0,2 mol NaOH vào dung dịch B có chứa 0,3 mol H2SO4 ta được dung dịch C. Khi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch C thì quỳ tím sẽ …. A. không đổi màu. B. chuyển sang màu xanh. C. chuyển sang màu đỏ. D. mất màu.

1 đáp án
18 lượt xem
1 đáp án
20 lượt xem
2 đáp án
22 lượt xem
2 đáp án
23 lượt xem
2 đáp án
29 lượt xem