Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí sau: a, CH4; C2H4; CO2; CO b, C2H6; C2H4; CO; CO2 c, CH4; C3H6; CO2 GIÚP MÌNH VỚI. HỨA VOTE 5 🌟
1 câu trả lời
Giải thích các bước giải:
a/.
Bước 1: Cho mẫu thử 4 khí tác dụng với dung dịch nước vôi trong $Ca(OH)_2$
+ Nếu mẫu nào tạo ra kết tủa trắng thì đó là khí $CO_2$.
PTHH: $Ca(OH)_2+CO_2→H_2O+CaCO_3↓$
+ Nếu không có hiện tượng thì đó là khí $CH_4$, $CO$ và $C_2H_4$ - nhóm 1
Bước 2: Cho mẫu thử nhóm 1 đi qua dung dịch $Brom$ dư
+ Nếu mẫu nào làm mất màu dung dịch $Brom$ thì đó là khí $C_2H_4$.
PTHH: $C_2H_4+Br_2→C_2H_4Br_2$
+ Nếu không có hiện tượng thì đó là khí $CH_4$ và $CO$ - nhóm 2
Bước 3: Cho mẫu thử nhóm 2 đi qua $CuO$ nung nóng
+ Nếu mẫu nào làm $CuO$ chuyển từ màu đen sang màu đỏ thì đó là $CO$
PTHH: $CuO+CO$ $\xrightarrow{t^o}$ $Cu+CO_2↑$
+ Nếu không có hiện tượng thì đó là khí $CH_4$
b/.
Bước 1: Cho mẫu thử 4 khí đi qua dung dịch $Brom$ dư
+ Nếu mẫu nào làm mất màu dung dịch $Brom$ thì đó là khí $C_2H_4$.
PTHH: $C_2H_4+Br_2→C_2H_4Br_2$
+ Nếu không có hiện tượng thì đó là khí $C_2H_6$, $CO$ và $CO$ - nhóm 1
Bước 2: Cho mẫu thử 4 khí tác dụng với dung dịch nước vôi trong $Ca(OH)_2$
+ Nếu mẫu nào tạo ra kết tủa trắng thì đó là khí $CO_2$.
PTHH: $Ca(OH)_2+CO_2→H_2O+CaCO_3↓$
+ Nếu không có hiện tượng thì đó là khí $C_2H_6$ và $CO$ - nhóm 2
Bước 3: Cho mẫu thử nhóm 2 đi qua $CuO$ nung nóng
+ Nếu mẫu nào làm $CuO$ chuyển từ màu đen sang màu đỏ thì đó là $CO$
PTHH: $CuO+CO$ $\xrightarrow{t^o}$ $Cu+CO_2↑$
+ Nếu không có hiện tượng thì đó là khí $C_2H_6$
c/.
Bước 1: Cho mẫu thử 4 khí tác dụng với dung dịch nước vôi trong $Ca(OH)_2$
+ Nếu mẫu nào tạo ra kết tủa trắng thì đó là khí $CO_2$.
PTHH: $Ca(OH)_2+CO_2→H_2O+CaCO_3↓$
+ Nếu không có hiện tượng thì đó là khí $CH_4$ và $C_3H_6$ - nhóm 1
Bước 2: Cho mẫu thử nhóm tác dụng với dung dịch $KMnO_4$
+ Nếu mẫu nào mất màu dung dịch $KMnO_4$ thì đó là khí $C_3H_6$
PTHH: $2KMnO_4+4H_2O+3C_3H_6→3C_3H_6(OH)_2+2MnO_2+2KOH$
+ Nếu không có hiện tượng thì đó là khí $CH_4$