• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
16 lượt xem

II. LUYỆN TẬP: 1. Câu nghi vấn có những đặc điểm hình thức như thế nào? chức năng của câu nghi vấn dùng để làm gì? BT1: Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó: a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? c. Văn là gì?; Chương là gì? d. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?; Đùa trò gì?; Cái gì thế?; Chị Cốc …đấy hả? -> Câu có chứa các từ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu. BT 2: a. Căn cứ để xác định câu nghi vấn: - Về hình thức: Có chứa các từ để hỏi và có dấu chấm hỏi - Về chức năng: dùng để hỏi. b. Không thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc” vì nếu thay như vậy thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi. -> Không còn là câu hỏi. 3. BT 3: Không thể đặt dấu chấm hỏi cuối những câu đã cho vì đó không phải là những câu nghi vấn. 4. BT 4: Phân biệt ý nghĩa: - Câu a. Hỏi trong trường hợp người hỏi chưa biết rõ người được hỏi có khỏe hay không khỏe. - Câu b. Hỏi trong trường hợp người hỏi biết rõ người được hỏi đã hoặc đang bị bệnh. 5. BT 5: Khác nhau: - Về hình thức: Khác nhau về trật tự từ. - Về ý nghĩa: Câu a hỏi khi chưa đi, b hỏi khi anh đã đi rồi. 6. BT 6: - Câu a đúng vì chưa biết chiếc xe nặng bao nhiêu. - Câu b sai vì chưa biết rõ chiếc xe giá bao nhiêu thì không thể biết nó “rẻ thế ” được. 7.Viết đoạn văn từ 6-8 câu phát biểu cảm nghĩ sau khi học xong bài thơ”Nhớ rừng” của Thế Lữ trong đó có sử dụng câu nghi vấn.

1 đáp án
19 lượt xem
2 đáp án
20 lượt xem

B. ĐỀ ÔN TẬP I. Trắc nghiệm: ( 5 điểm) Câu 1: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do ai sáng tác? A. Tố Hữu B. Chế Lan Viên C. Phan Bội Châu D. Hồ Chí Minh Câu 2: Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ? A. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. B. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp. C. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ. D. Trong thời gian Bác Hồ bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Câu 3: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài Tức cảnh Pác Bó ? A. Giọng tha thiết, trìu mến. B. Giọng vui đùa, dí dỏm. C. Giọng nghiêm trang, chừng mực. D. Giọng buồn thương, phiền muộn. Câu 4: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ? A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh. B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn. C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng. D. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc. Câu 5: Dòng nào diễn tả đúng nhất nghĩa của từ “chông chênh” ? A. Không vững chãi vì không có chỗ dựa chắc chắn. B. ở thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã. C. Cao và không có chỗ bấu víu, luôn đu đưa, nguy hiểm. D. ở trạng thái bất định, khi lên khi xuống, khi nghiêng qua khi ngả lại. Câu 6: Nhận xét nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ được thể hịên qua câu thơ cuối “Cuộc đời cách mạng thật là sang” ? A. Vui thích vì được sống chan hoà với thiên nhiên. B. Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. C. Lạc quan với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ D. Vui thích vì được sống sang trọng và giàu có Câu 7: Trung tâm của bức tranh Pác Bó trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” là: A. Bàn đá chông chênh. B. Hình tượng người chiến sĩ Cách mạng. C. Cảnh thiên nhiên với non xanh nước biếc. D. Cảnh đêm trăng huyền ảo Câu 8: Trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, cuộc sống vật chất của Bác Hồ như thế nào? A. Bác Hồ được sống một cuộc sống vật chất đầy đủ, sang trọng. B. Bác Hồ sống bình dị nhưng không hề thiếu thốn. C. Bác Hồ sống với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhưng Bác vẫn cho rằng đó là một cuộc sống sang trọng. D. Bác Hồ sống một cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, không có ý nghĩa. Câu 9: Những hình ảnh nào trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” đề cập đến những sinh hoạt vật chất hàng ngày của Bác? A. Bờ suối, hang động B. Cháo bẹ, rau măng C. Bàn đá chông chênh D. Sử Đảng, cách mạng Câu 10: Khi nhận xét về Bác Hồ, nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: “Trong người Bác luôn có sẵn cái thú lâm tuyền”. “Thú lâm tuyền” ở đây có nghĩa là: A. Bác Hồ luôn yêu quý và thường hay nuôi dưỡng những con thú để bầu bạn với mình. B. Bác luôn yêu thích thiên nhiên, sống gần gũi, hòa hợp với hiên nhiên. C. Đó là những con vật ở chốn núi rừng. D. Sở thích đi săn thú của Bác Hồ.

2 đáp án
12 lượt xem
2 đáp án
19 lượt xem

Câu 2: Nêu chức năng câu nghi vấn trong những câu sau? a. Bác ăn cơm rồi à? b. Bạn viết bài này chăng? c. “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!” d. “Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…” e. “Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn?” f. “Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?” Câu 3: Hãy đặt các câu nghi vấn nhằm mục đích sau (mỗi mục đích một câu): a. Nhờ bạn đèo về nhà. b. Mượn bạn cái bút. c. Bộc lộ cảm xúc trước một bức tranh đẹp. Câu 4: Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ được in đậm ở đoạn văn sau: Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên ngối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Câu 5: Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau đây và cho biết giá trị gợi cảm của mỗi từ. Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi! Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người Câu 6: Viết một đoạn văn (6-8 câu), trình bày theo kiểu diễn dịch, nêu quan niệm của em về tình bạn.

2 đáp án
30 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem