• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu con người muốn đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, thì con người phải nghĩ đến con người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Con người phải chung sống hòa bình với vạn vật. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài mà không biết sống trong sinh thái cân bằng. Nhận thức lại về thiên nhiên để ứng xử là một điều cần thiết. Hy vọng nhân loại sẽ đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng. Những cánh rừng lại xanh. Ngựa, dê, hổ báo nô đùa với con người. Chim chóc đậu nơi cửa sổ nghiêng ngó. Nắng mới tràn mọi ngõ ngách! Cuộc sống thường nhật an lành sẽ lại về trong hạnh phúc bình dị. d. Tìm một biện pháp tu từ có trong văn bản và nêu tác dụng của biện pháp đó ? e. Qua văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 3-5 câu) bày tỏ ý kiến của mình về quan điểm của tác giả: “Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên”.

1 đáp án
11 lượt xem

Bài 6. Đọc đoạn ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Ở Việt Nam, tính trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nylon. Trung bình, mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng khoảng một kg túi nylon mỗi tháng. Hơn 80% số đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Rác thải nhựa, trong đó có túi nylon, tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người cùng các loài sinh vật khác. Điều nguy hiểm nhất của rác thải nhựa là tính chất rất khó phân hủy. Ngay cả khi được chôn lấp lẫn vào đất, chúng vẫn tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước và dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loài động, thực vật… (Theo tài liệu của Bộ Công thương) Câu 1: (3.0 điểm) a. Đọc đoạn ngữ liệu, em cho biết chất thải nhựa và ni lông có tác hại gì đối với con người và môi trường? b. Em hãy trình thự tiễn việc sử dụng bao bì nylong ở khu em ở. c. Từ các căn cứ trên, em hãy đề xuất 2 giải pháp cụ thể để hạn chế chất thải nhựa và ni lông ra môi trường. Câu 2: (1.0 điểm) Tìm một câu ghép có trong đoạn văn sau và phân tích cấu tạo của câu ghép ấy. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhản thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

1 đáp án
12 lượt xem

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh. (Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên? Câu 2: Xác định từ tượng hình trong câu sau: Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác Câu 3: Phân tích cấu tạo, quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép trong câu văn sau: Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Câu 4: Nêu nội dung của đoạn trích trên. Câu 5: Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (7 đến câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn đối với cha mẹ. Câu 6: Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

1 đáp án
15 lượt xem

Cho đoạn văn sau. Đọc kĩ nội dung đoạn văn và trả lời câu hỏi: “(1) Xe chạy chầm chậm ... (2) Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. (3) Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. (4) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. (5) Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - (6) Con nín đi ! (7) Mợ đã về với các con rồi mà. (8) Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. (9) Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. (10) Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (11) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? (12) Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. (13) Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. (14) Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. (15) Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì." (Trích Những ngày thơ ấu - Ngữ văn 8, tập 1) Những câu nào chỉ có chứa yếu tố miêu tả? A. Câu (1), (3), (4), (9), (10), (12), (13). B. Câu (1), (3), (4), (9), (10), (12), (14). C. Câu (1), (2), (3), (4), (9), (10), (12). D. Câu (3), (9) (10).

2 đáp án
13 lượt xem