• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
10 lượt xem
2 đáp án
8 lượt xem

a. “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.” ( Ngữ văn 8 - tập 1) b. “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Tôi không còn lội qua sông thả diều như thăng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trong và đúng đắn. Dọc đường thấy mấy câu học trò nhỏ trạc bằng tuổi tôi áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi bắt đầu thấy nặng.Tôi bặm tay ghì thật chặt nhưng một quyển cũng xệch ra và chênh đầu xuống đất .Tôi xốc lên và nắm lại cẩn thận…” ( Ngữ văn 8 - tập 1) 1. Tìm một câu ghép có trong đoạn trích và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép mà em vừa tìm. 2. Tim yếu tố biểu cảm được sử dụng trong đoạn trích và cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm đó. 3. Phân tích nội dung các đoạn trích trên. làm gấp câu nào cũng đc

1 đáp án
10 lượt xem

Câu 1. Từ ngữ địa phương là: (0,5 đ) Câu 2. Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh? (0,5 đ) A. Thôi để mẹ cầm cũng được Câu 3. Câu « Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị » dùng cách nối nào ? (0,5 đ) A. Dấu câu nối . B. Dùng từ ngữ nối C. Dùng quan hệ từ D. Dùng các phó từ Câu 4. Từ nào sau đây nghĩa của nó bao hàm nghĩa các từ "lúa, ngô, khoai"?(0,5đ) A. Cây lương thực B. Cây cối C. Cây bóng mát D. Cây cảnh Câu 5. Trong câu văn: “Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau”, có quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu là quan hệ gì? (0,5đ) A. Nguyên nhân B. Nối tiếp C. Tương phản D. Đồng thời. Câu 6. Từ nào sau đây là từ tượng thanh? (0,5đ) A. Mênh mông B. Chót vót C. Lom khom D. Xào xạc Câu 7. Câu ca dao sau sử dụng cách nói nào? (0,5 đ) “ Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.” A. Nói giảm B. Nói tránh C. Nói quá. D.Nói giảm nói tránh . Câu 8. Các biệt ngữ "Ngự bút, long bào, ngự giá" là biệt ngữ của tầng lớp xã hội nào? (0,5đ) A. Biệt ngữ của những người kinh doanh B. Biệt ngữ của những người buôn bán C. Biệt ngữ của vua quan triều đình phong kiến D. Biệt ngữ của sinh viên, học sinh. Câu 9. Trong các câu sau câu nào không có sử dụng tình thái từ? (0,5đ) A. Mẹ đã về . B. Lan giúp mình một tay nhé. C. Làm như thế mới đúng chứ. D. Mẹ đã về rồi ư? Câu 10. Trong câu "Cô ấy đẹp như tiên" đã sử dụng biện pháp tu từ nào? (0,5đ) A. Nói giảm nói tránh. B. Nói quá C . Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 11. Trong câu "Hắn vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá". Hai vế trong câu ghép được nối với nhau bằng dấu phẩy. (0,5đ) A . Đúng B. Sai Câu 12. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình? (0,5 đ) A. Lom khom B. Xộc xệch C. Xồng xộc D. Xao xác. Câu 13. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng thanh? (0,5 đ) A. Rào rào B. Xào xạc C. Mênh mông D. Lách cách. Câu 14. Từ “mà” trong câu văn sau đây thuộc từ loại nào: “Trưa nay các em được về nhà cơ mà” (0,5 đ) A. Thán từ B. Tình thái từ C. Trợ từ D. Quan hệ từ. Câu 15. Câu văn nào trong đoạn văn dưới đây có chứa thán từ: “ (1)… Khốn nạn thân con thế này! (2) Trời ơi! …(3) Ngày mai con chơi với ai? (4) Con ngủ với ai?” (0,5 đ) A. Câu 1 B. Câu 2 C. Câu 3 D. Câu 4. Câu 16. Câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì? “ Bác Dương thôi đã thôi rồi – Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” (0,5 đ) A. Nói quá B. Ẩn dụ C. Nói giảm, nói tránh D. Hoán dụ. Câu 17. Câu văn nào dưới đây có chứa trợ từ: (0,5 đ) A. Ôi, một buổi sáng đẹp trời B. Chiều biên giới em ơi! C. Cuốn truyện này hay ơi là hay! D. Vệ sĩ thân yêu ơi ở lại nhé! Câu 18. Thế nào là trường từ vựng? (0,5 đ) A. Là tập hợp những từ có nghĩa với nhau B. Là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa. C. Là tập hợp những từ có chung nguồn gốc D. Là tập hợp những từ có nghĩa gần giống nhau. Câu 19. Trong các từ dưới đây, từ nào có mức độ khái quát rộng nhất? (0,5 đ) A. Biển B. Sông nước C. Sông ngòi D. Ao hồ. Câu 20. Câu “Cảnh vật chung quanh tôi đều có sự thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học” (0,5 đ) A. Câu đơn B. Câu đơn mở rộng. C. Câu ghép. D. Câu ghép có quan hệ bổ sung .

2 đáp án
11 lượt xem

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: “- A lô ! mẹ hả, con nè! - Con khoẻ không? Ăn uống răng hả con ? - Dạ, cũng bình thường. Mà Sài Gòn đắt đỏ lắm mẹ ơi, không như miền Trung mình mô. Nhiều khi con thèm trái cây dễ sợ mà tiếc tiền không dám mua. Nó cười hì hì, cúp máy, rồi lọt tọt chạy qua phòng nhỏ bạn chơi, quên mất tiêu những gì mình vừa nói . Mấy tháng sau, nó về. Mẹ đón nó trong vòng tay mừng rỡ, vừa thả nó ra mẹ nó đã vồn vã kéo nó vô buồng, dúi vào tay nó một vật gì đấy . -Chi ri mẹ? Nó lắc lắc lon sữa bò, ngạc nhiên quá chừng. Mẹ hồ hởi, mắt lấp lánh vui: -Mấy tháng ni mẹ để dành , ngày mô mẹ cũng bỏ hai ngàn vô đây hết. Chừ tiền ni cho con ăn trái cây cho đã. Nó lặng người. Mấy tờ giấy hai ngàn nằm im lìm trên tay, nóng ran lên. Tiền bán bánh bèo của má nó ... Mẹ lật đật chạy đi dọn cơm cho nó. Chắc lại canh chua, rau lang chấm mắm. Nó bước ra sau hè. Gió lồng lộng. Nó thấy má mình mát lạnh, sờ lên mặt mới hay mình đang khóc. Người ta hay nói, mẹ thương con bằng trời bằng bể. Mẹ nó thương nó bằng lon sữa bò, nó cũng đủ hạnh phúc đến ngộp rồi! ( Lon sữa bò - Võ Thị Thu Thảo “Đời vẫn đẹp sao” NXB Trẻ ) a.Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nêu nội dung của văn bản trên b.Tìm các vế câu và phân tích cách nối các vế trong một câu ghép có ở văn bản trên

2 đáp án
13 lượt xem