• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Bài 8: Hãy chỉ rõ đặc điểm của văn bản thuyết minh trong phần VB sau: Du khách đi đường bộ từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam không thể không đi qua hàm Rồng. Hàm Rồng nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh lị Thanh Hóa, là yết hầu của con dường huyết mạch một thời đánh Mỹ, là niềm tự hào của cả dân tộc trong một giai đoạn lịch sử ác liệt Hàm Rồng trở thành bất tử với những chiến công oanh liệt và cảnh trí nên thơ. Nhưng hai chữ Hàm Rồng ( tên chữ là Long Hạm hay Long Đại) vốn là tên riêng của một ngọn núi hình đầu rồng với cái thân uốn lượn như một con rồng từ làng Ràng ( Dương Xá ) theo dọc sông Mã bên phía bờ nam. Trên núi Rồng còn có động Long Quang, hang ăn thông sang bên kia như hai mắt rồng được gọi là hang Mắt Rồng( cho nên còn có tên gọi là núi Mắt Rồng ). Truyền thuyết kể lại con rồng đang vờn hạt ngọc ở phía bên kia sông bỗng bị trúng tên độcvào phần mắt phải, nên phải gục ở bên sông. Mắt phải có lỗ ăn thông lên trên, mùa mưa nước chảy xuống màu đỏ, ấy là nước mắt rồng. Ở dưới động Long Quang, có mỏm đá nhô ra, hàm trên há rộng, hàm dưới ngập trong nước như đang hút nước, nên có tên chữ là Long Hạm, gọi nôm na là Hàm Rồng. ( Lâm Bằng, Hàm Rồng, báo Nhân dân chủ nhật)

1 đáp án
28 lượt xem

Bài tập 1: Tìm câu ghép: a. "Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. (Thánh Gióng) b. "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng".. ("Đất rừng phương Nam" - Đoàn Giỏi) c. Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra... ("Tắt đèn" - Ngô Tất Tố) d. “ Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.” ( “ Tôi đi học”- Thanh Tinh)

1 đáp án
31 lượt xem

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Trời mưa. Rô mẹ dặn Rô Ron: - Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé! Trời vừa lạnh, Rô Ron và Cá Cờ cùng lượn chơi trước cửa hang. Thấy một dòng nước róc rách chảy xuống hồ, Rô Ron bảo bạn: - Chúng mình cùng vựơt dòng nước nhé! Cá Cờ ngắm dòng nước lóng lánh như bạn đang lách qua những búi cỏ xanh chảy rì rào rồi vẫy đuôi nói: - Nhưng mẹ tớ dặn không được rong chơi xa. Hay là chúng ta chơi quanh đây thôi. - Thế thì cậu hãy xem tớ rạch lên bờ đây này! Vừa nói Rô Ron vừa giương vây, nhún mình lấy đà phóng lên. Lên khỏi bờ, Rô Ron bơi theo dòng nước và say mê ngắm cảnh trời mây, đồng lúa...Rô Ron nhìn thấy một cô Bướm có đôi cánh màu tím biếc. Rô Ron liền bơi theo và hỏi: - Bướm ơi! Bạn có nhanh bằng tôi không? Cứ thế, Rô Ron mải bơi theo bướm. Nào ngờ, dòng nước cạn dần rồi rút kiệt. Rô Ron bị mắc cạn. Chú cố hết sức mình lóc đi, nhưng vẫn chẳng ăn thua gì. Mệt quá, Rô Ron đành phải nằm phơi mình trên mặt đất. Nghĩ đến mẹ, Rô Ron tủi thân muốn khóc.May thay, chị Gió Nhẹ lướt qua. Thấy Rô Ron bị mắc cạn, chị dừng lại và nói: - Để chị giúp em! Nói rồi, chị Gió Nhẹ bay đi tìm chị Gió Mạnh báo tin. Hai chị Gió đập cánh gọi các cô Mây về. Những cô Mây đang bay lang thang bỗng ùn ùn kéo đến. Bầu trời đen kịt lại. Chị Gió Mạnh vẫn đập cánh liên hồi. Các cô Mây biến thành những giọt mưa. Trời mưa to, nước tràn qua các bụi cỏ tạo nên những dòng nước chảy xuống hồ. Rô Ron mừng rỡ, theo dòng nước bơi về. Khi Rô Ron về đến hồ thì gặp Cá Cờ đang dẫn Rô mẹ đi tìm. Lo cho con, Rô mẹ đã khóc đỏ cả mắt. Rô Ron hối hận dụi đầu vào lòng mẹ” (Cá Rô Ron không vâng lời mẹ- Nguyễn Đình Quảng) Câu 1: Truyện “Cá Rô Ron không vâng lời mẹ” được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết? Câu 2: Trong câu văn “Cá Cờ ngắm dòng nước lóng lánh như bạn đang lách qua những búi cỏ xanh chảy rì rào” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 3: Từ văn bản trên, em rút ra cho mình bài học gì? Hãy trình bày suy nghĩ của em về bài học đó bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 4-6 câu). các cậu giúp tớ với :(

1 đáp án
31 lượt xem