• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
9 lượt xem

Ai giúp em với “ Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua : “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”. Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu. Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản.” ( Ngữ văn 8, tập 1, NXBGD Việt Nam, 2020, trang 119) Câu 1 (2.0 điểm) : Nêu xuất xứ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (2.0 điểm) : Nội dung của đoạn trích đề cập về vấn đề gì? Câu 3 (4.0 điểm) : Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong câu văn: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”. Câu 4 (2.0 điểm): Thông điệp tác giả gửi tới qua đọan trích trên là gì?

2 đáp án
9 lượt xem

Đề bài: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòng họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; Khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản. Trong khói thuốc lá lại có chất ô-xít các-bon, chất này thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu không cho chúng tiếp cận ô-xi nữa. Không lạ gì sức khỏe của người nghiện thuốc ngày càng sút kém. Thấm vào các tế bào, chất hắc ín lại thường gây ra ung thư. Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá.” (Trích Ôn dịch, thuốc lá, theo Nguyễn Khắc Viện, SGK Ngữ văn 8 tập 1 trang 120) a) Nội dung chính được nói đến trong đoạn trích trên là gì? b) Phân tích cấu tạo của câu ghép sau và cho biết các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? “Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá.” c) Trong đoạn trích trên, tác giả đã nhắc đến những chất độc nào trong khói thuốc lá? d) Là một học sinh, em sẽ có hành động gì để bảo vệ sức khỏe bản thân trước tác hại của khói thuốc lá và góp phần phòng chống tác hại của nạn dịch này trong cộng đồng? Trình bày bằng một đoạn văn từ 4 đến 6 câu.

1 đáp án
9 lượt xem

Câu 18: Theo em trong thực tế, đâu là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? A. Đẩy mạnh sự phát triển kinh thế giữa các quốc gia, các châu lục. B. Đẩy mạnh sự phát triển giáo dục, nhất là giáo dục đối với người phụ nữ. C. Tạo nên sự ổn định chính trị giữa các quốc gia, các châu lục. D. Đẩy mạnh sự phát triển văn hóa, xã hội giữa các quốc gia, các châu lục.Câu 19: Hiện nay Việt Nam mỗi ngày thải hàng triệu bao bì nilong ra môi trường là nguyên nhân do đâu? A. Do ý thức kém của một phần lớn người dân vứt bừa bãi khắp nơi, công cộng, ao hồ sông ngòi,… B. Do bao bì nilong có chứa chất đặc tính không phân hủy. C. Do ý thức kém của một phần nhỏ người dân. D. Do ý thức kém của một phần lớn người dân vứt bừa bãi khắp nơi Câu 20: Để thuyết minh về một đối tượng ta thường dung nhưng phương thức nào? A. Chứng minh, giới thiệu, giải thích. B. Phân tích, chứng minh, giới thiệu. C. Giới thiệu, trình bày, chứng minh. D. Giới thiệu, trình bày, giải thích. Câu 21: Nhận định nào sau đây đúng với văn bản thuyết minh? A. Nhằm tái hiện con người và sự vật một cách sinh động, thuyết phục. B. Thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, nhận xét nào đó. C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết về một sự vật, hiện tượng D. Cung cấp tri thức về các hiện tượng tự nhiên, xã hội. Câu 22: Có mấy phương pháp thuyết minh? A. Bốn. B. Năm C. Sáu. D. Bảy. Câu 23: Văn bản thuyết minh có tính chất gì ? A. Chủ quan giàu cảm xúc, tình cảm B. Mang tính chất thời sự nóng bỏng C. Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích D. Uyên bác, chọn lọc Câu 24: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép “Để thầy cô và cha mẹ vui lòng thì chúng mình phải cố gắng học tập” là quan hệ gì? A. Quan hệ nguyên nhân - quả B. Quan hệ giải thích C. Quan hệ mục đích D. Quan hệ tiếp nối Câu 25: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép“Mặc dù bạn An nhà rất xa nhưng bạn ấy luôn đi học đúng giờ” là quan hệ: A. Quan hệ nhượng bộ tăng tiến. B. Quan hệ tương phản C. Quan hệ điều kiện/giả thiết D. Quan hệ lựa chọn Câu 26: Cách nối các vế trong câu ghép là: A. Dùng từ đề nối và không dùng từ để nối. B. Dùng cặp hệ từ và dung dấu phẩy. C. Dùng dấu hai chấm và dung một quan hệ từ. D. Dùng từ để nối và dung dấu câu. Câu 27: Dấu ngoặc đơn trong câu sau đây có công dụng gì? Nguyễn Du ( tác giả truyện Kiều) là một đại thi hào của dân tộc. A. Đánh dấu phần giải thích B. Đánh dấu phần thuyết minh C. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp D. Đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin.Câu 28: Công dụng của dấu ngoặc đơn trong câu sau là: Cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm ( ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đôla, tái phạm phạt 500 đôla). A. Đánh dấu phần bổ sung thêm. B. Đánh dấu phần thuyết minh C. Đánh dấu phần giải thích D. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp Câu 29: Tác giả so sánh ôn dịch thuốc lá còn nặng hơn cả bệnh dịch nào? A. AIDS. B. Dịch hạch. C. Dịch thổ tả. D. Dịch Covid. Câu 30: Trong các câu dưới đây câu nào sử dụng nói giảm nói tránh? A. Bài văn của bạn không hay. B. Chữ viết của bạn quá xấu. C. Bài văn này bạn làm sai rồi. D. Bài văn của bạn chưa được hay lắm.

1 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
22 lượt xem