• Lớp 8
  • Địa Lý
  • Mới nhất
2 đáp án
95 lượt xem

Câu11: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á là: A. Một châu lục đông dân nhất thế giới. B. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc. C. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn D. Tất cả các ý trên. Câu 12: Quốc gia đông dân nhất châu Á là A. Trung Quốc B. Thái Lan C. Việt Nam D. Ấn Độ Câu 13: Tỉ lệ gia tăng dân số của Châu Á giảm đáng kể do A. Chuyển cư B. Phân bố lại dân cư C. Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. D. Thu hút nhập cư. Câu 14: Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít chủ yếu phân bố ở: A. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á. B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á. C. Đông Nam Á, Đông Á, Bắc Á. D. Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á. Câu 15: Chủng Môn-gô-lô-it chủ yếu phân bố ở: A. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á. B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á. C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á D. Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á. Câu 16: Chủng Ô-xtra-lô-it chủ yếu phân bố ở: A. Đông Nam Á, Trung Á. B. Tây Nam Á, Trung Á. C. Bắc Á, Đông Á. D. Đông Nam Á, Nam Á. Câu 17: Chủng tộc chủ yếu ở Đông Nam Á là: A. Ơ-rô-pê-ô-it B. Môn-gô-lô-it C. Ô-xtra-lô-it D. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it. Câu 18: Các chủng tộc chủ yếu ở châu Á là: A. Ơ-rô-pê-ô-it và Môn-gô-lô-it B. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it C. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it. D. Môn-gô-lô-it, Ô-xtra-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it. Câu 19: Hai tôn giáo lớn ra đời ở Ấn Độ là A. Phật giáo và Ki-tô giáo B. Phật giáo và Ấn Độ giáo C. Ki-tô giáo và Hồi giáo D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo 3 / 5 Câu 20 : Hai tôn giáo lớn ra đời ở Tây Á là A. Phật giáo và Ki-tô giáo B. Phật giáo và Ấn Độ giáo C. Ki-tô giáo và Hồi giáo D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo Câu 21: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á A. Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm. B. Thời Cổ đại và Trung đại nhiều dân tộc châu Á đã đạt đến trình độ phát triển cao C. Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX, hầu hết các nước châu Á trở thành thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,… D. Các nước ở châu Á có trình độ phát triển kinh tế - xã hội rất đồng đều. Câu 22: Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á có gì nổi bật: A. Kinh tế của các nước châu Á rất phát triển với trình độ cao. B. Nhiều nước các nước thực hiện thành công các cuộc cách mạng công nghiệp trở thành các nước tư bản hùng mạnh trên thế giới. C. Hầu hết các nước châu Á trở thành thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,… D. Các nước châu Á trở thành các nước đế quốc đi xâm lược các nước khác. Câu 23: Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm nhưng hiện nay số nước các quốc gia nghèo khổ vẫn chiếm tỉ lệ cao chủ yếu do A. Châu Á nghèo tài nguyên thiên nhiên. B. Châu Á nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, bão,… C. Chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài. D. Ảnh hưởng các cuộc khủng khoảng kinh tế. Câu 24: Quốc gia nào có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao nhất châu Á: A. Trung Quốc B. Ấn Độ C. Hàn Quốc D. Nhật Bản Câu 25: Quốc gia nào hiện nay có mức độ công nghiệp hóa cao và nhanh: A. Trung Quốc B. Ấn Độ C. Hàn Quốc D. Nhật Bản Câu 26: Quốc gia nào trở nên giàu có dựa vào nguồn tài nguyên dầu khí phong phú: A. Nhật Bản B. Việt Nam C. Cô-oét D. Lào Câu 27: Quốc gia nào sau đây là quốc gia đang phát triển nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp A. Nhật Bản B. Trung Quốc C. Hàn Quốc D. Lào 4 / 5 Câu 28: Đặc điểm sông ngòi châu Á là A. Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn. B. Các con sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp. C. Sông ngòi châu Á có nhiều giá trị. D. Cả 3 đặc điểm trên Câu 29: Vùng có hệ thống sông ngòi thưa và kém phát triển là A. Bắc Á B. Đông Á C. Đông Nam Á và Nam Á. D. Tây Nam Á và Trung Á Câu 30: Các sông lớn ở vùng Bắc Á có hướng chảy chủ yếu là A. tây bắc – đông nam. B. tây sang đông C. nam lên bắc. D. bắc xuống nam Câu 31: Lũ băng của sông ngòi Bắc Á vào mùa nào A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông Câu32: Mùa cạn của sông ngòi Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á vào: A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông Câu 33: Chế độ nước sông ở Tây Nam Á và Trung Á có đặc điểm: A. Chế độ nước chia làm hai mùa rõ rệt. B. Lưu lượng nước càng về hạ lưu càng giảm. C. Về mùa xuân có lũ băng. D. Chế độ nước điều hòa quanh năm. Câu 34: Châu Á có bao nhiêu đới cảnh quan: A. 9 B. 10 C. 11 D. 12 Câu 35: Rừng nhiệt đới ẩm ở châu Á phân bố ở: A. Đông Nam Á và Nam Á B. Nam Á và Đông Á C. Đông Á và Đông Nam Á. D. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á Câu 36: Đới cảnh quan chủ yếu của vùng Tây Nam Á và Trung Á là A. Rừng lá kim. B. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng. C. Hoang mạc và bán hoang mạc. D. Rừng nhiệt đới ẩm.

2 đáp án
95 lượt xem

Câu 1: Châu Á có diện tích đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu. B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo. C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn. Câu 3: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ châu Á mở rộng nhất là bao nhiêu km? A. 6200 km B. 7200 km C. 8200 km D. 9200 km Câu 4: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á là bao nhiêu km? A. 6500 km B. 7500 km C. 8500 km D. 9500 km Câu 5: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là: A. đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam. B. đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây. C. tây bắc – đông nam và vòng cung. D. bắc – nam và vòng cung. Câu 6: Ý nào sau đây không phải đặc điểm địa hình của châu Á A. Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới. B. Địa hình bị chia cắt phức tạp. C. Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục. D. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ. Câu 7: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á A. Hi-ma-lay-a B. Côn Luân C. Thiên Sơn D. Cap-ca Câu 8: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á: A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng. C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc. Câu 9: Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào A. Bắc Á B. Nam Á C. Tây Nam Á D. Đông Nam Á Câu 10 : Những khoáng sản quan trọng nhất của châu Á là A. Dầu mỏ, khí đốt. 2 / 5 B. Than, sắt. C. Crôm và các kim loại màu như đồng, thiếc. D. Tất cả các ý trên.

1 đáp án
26 lượt xem
2 đáp án
28 lượt xem