• Lớp 7
  • GDCD
  • Mới nhất
2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
11 lượt xem

Từ một lời xin lỗi. Trên chuyến bay từ Seoul đến TP.HCM vào cuối tháng 5 vừa rồi, cô tiếp viên của Hãng hàng không Hàn Quốc (Korean Airlines) khi phục vụ bữa ăn tối đã không may làm vương nước xuống quần của một ông khách nước ngoài. Cô tiếp viên vừa nhẹ nhàng xin lỗi vị khách, vừa dùng khăn bông lau chỗ ướt. Xui xẻo cho cô tiếp viên xinh đẹp gặp phải một ông khách khó tính. Ông ta giận dữ, không chấp nhận lời xin lỗi của cô tiếp viên và buộc cô này phải gọi tiếp viên trưởng đến để “nói chuyện phải quấy”. Cô tiếp viên một lần nữa năn nỉ xin lỗi ông khách, nhưng lần này là trong tư thế... quỳ gối với vẻ mặt thật sự ăn năn. Chứng kiến cảnh này, nhiều hành khách trong khoang máy bay, trong đó có cả tôi, ban đầu tỏ ý trách cô tiếp viên sơ suất, nhưng cuối cùng đã chuyển sang cảm thông và trân trọng bởi cách ứng xử chân thành của cô. Lỗi có thể xảy ra bất kỳ ở đâu, mọi lúc trong cuộc sống. Có lỗi và xin lỗi là một ứng xử văn minh trong xã hội, không ngoại trừ bất cứ ai - dân đen hay quan chức. Lỗi dù lớn, nhưng có một sự hối lỗi chân thành sẽ khiến người ta có thiện cảm, dễ tha thứ hơn. Từ câu chuyện của cô tiếp viên, chợt nghĩ chuyện xứ mình. Có khi nào “văn hóa xin lỗi” của người mình đã bị mai một? Em hãy đánh giá, nhận xét và rút ra bài học.

2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem

1: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện đức tính trung thực? A. Tung tin nói xấu người khác trên facebook. B. Nói dối mẹ để đi chơi game. C. Nhặt được của rơi trả lại người mất. D. Giả vờ ốm để không phải đi học. 2: Trong quan hệ với mọi người, biểu hiện nào sau đây thể hiện tính không trung thực? A. Không nói dối mọi người. B. Lấy cắp tiền của bạn, khi bị phát hiện thì đổ lỗi cho người khác. C. Dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. D. Không tranh công hay đổ lỗi cho người khác. 3: Tự trọng có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? A. Giúp con người luôn vui vẻ, hạnh phúc. B. Giúp cho con người nhanh trở lên giàu có. C. Giúp cho con người có được địa vị cao trong xã hội. D. Giúp cho con người có nghị lực vượt qua khó khăn. 4: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện là người có lòng tự trọng? A. Đọc sai điểm để được điểm cao. B. Không giữ đúng lời hứa. C. Bịa đặt, nói xấu người khác. D. Biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm. 5: Thế nào là khoan dung? A. Là rộng lòng tha thứ. B. Là sự ích kỉ, hẹp hòi. C. Là không tôn trọng người khác. D. Là không tha thứ cho người khác. 6: Khoan dung có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp cho con người mau chóng có được địa vị trong xã hội. B. Sẽ được mọi người yêu quý và tin cậy. C. Sẽ tạo được mối quan hệ tốt trong công việc. D. Sẽ được người khác giúp đỡ lại khi gặp khó khăn. 7: Tôn trọng và thông cảm, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm là biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Đoàn kết B. Yêu thương con người C. Khoan dung D. Giữ chữ tín 8: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện không khoan dung với người khác? A. Nhường nhịn bạn bè, trẻ nhỏ. B. Mắng nhiếc người khác khi không vừa ý. C. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn. D. Lắng nghe, thấu hiểu người khác. 9: Thế nào là tôn sư trọng đạo? A. Là tôn trọng, biết ơn những thầy cô giáo đã dạy mình. B. Là tôn trọng, biết ơn những thầy giáo, cô giáo luôn bênh vực mình. C. Là tôn trọng, biết ơn với những thầy cô mà mình yêu mến. D. Là tôn trọng, kính yêu và biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo. 10: Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp cho con người có được sự kính trọng từ mọi người. B. Giúp cho con người cảm thấy thoải mái và được tôn trọng. C. Là truyền thống quý báu của dân tộc, cần dược giữ gìn và phát huy. D. Giúp con người có nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách. 11: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tôn sư trọng đạo? A. Chỉ chào hỏi những thầy cô ở trường. B. Luôn coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy cô đã dạy. C. Tặng quà thầy để thầy cho điểm cao. D. Chỉ chào hỏi những thầy cô trực tiếp dạy mình. 12: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tôn sư trọng đạo? A. Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu. B. Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11. C. Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau. D. Nói xấu thầy cô khi bị nhắc nhở. 13: Thế nào là gia đình văn hóa? A. Là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ. B. Là gia đình có sự phân biệt đối xử rõ ràng giữa nam và nữ. C. Là gia đình có sự phân quyền rõ ràng giữ những thành viên. D. Là gia đình có thể sinh được nhiều con. 14: Việc xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và với toàn xã hội? A. Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh hơn, con người thông minh hơn. B. Góp phần làm cho đất nước phát triển nhanh về kinh tế, con người phát triển tốt hơn. C. Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hình thành nhân cách cho con người. D. Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, giúp con người tự tin hơn. 15: Em đồng ý với ý kến nào dưới đây về xây dựng gia đình văn hóa ? A. Việc nhà là việc của mẹ và con gái. B. Trong gia đình nhất thiết phải có con trai. C. Gia đình có càng đông con thì gia đình ấy càng hạnh phúc, ấm no. D. Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc của gia đình

2 đáp án
12 lượt xem