• Lớp 7
  • GDCD
  • Mới nhất

Câu 4: Ăngghen đã từng nói: “Trang bị lớn nhất của con người là….và….”. Trong dấu “…” đó là 25 điểm A. Khiêm tốn và giản dị. B. Chăm chỉ và tiết kiệm. C. Cần cù và siêng năng. D. Thật thà và khiêm tốn. Câu 5: Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ? 25 điểm A. Giản dị. B. Khiêm tốn. C. Trung thực. D. Tiết kiệm. Câu 6: Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì? 25 điểm A. Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật. B. Nói với cô giáo để bạn bị kỉ luật. C. Coi như không biết. D. Bắt chước bạn để đạt điểm cao Câu 7: Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì? 25 điểm A. Lòng yêu thương mọi người. B. Lòng trung thành. C. Tinh thần đoàn kết. D. Tinh thần yêu nước Câu 8: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì? 25 điểm A. Mọi người xa lánh. B. Mọi người coi thường. C. Mọi người kính nể và yêu quý. D. Mọi người yêu quý và kính trọng. Câu 9: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì? 25 điểm A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi tiêu. B. Vứt chiếc ví đó vào thùng rác. C. Mang tiền về cho bố mẹ. D. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại Câu 10: Danh ngôn có câu: “ Chỉ có …và… mới có thể nâng chúng ta lên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. Trong dấu “…” đó là? 25 điểm A. Tự lập và tự trọng. B. Cần cù và tiết kiệm. C. Trung thực và thẳng thắn. D. Khiêm tốn và thật thà. Câu 11: Dòng nào không phải là ý nghĩa của tự trọng? 25 điểm A. Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân. B. Nhận được sự quý trọng của mọi người. C. Vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. D. Dễ bị bạn bè lôi kéo Câu 12: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói về đức tính nào ? 25 điểm A. Đức tính thật thà. B. Đức tính khiêm tốn. C. Đức tính tiết kiệm. D. Đức tính trung thực. Câu 13: Biểu hiện của không trung thực là? 25 điểm A. Giả vờ ốm để không phải đi học. B. Xin lỗi thầy giáo vì đi học muộn C. Xin mẹ để đi chơi game. D. Tố giác hành vi tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook. Câu 14: Đã nhiều lần bạn V hứa trước lớp là sẽ không nói chuyện trong giờ. Nhiều lần nhắc nhỏ nhưng bạn V vẫn vi phạm lỗi. Điều đó cho thấy V là người như thế nào? 25 điểm A. V là người không có lòng tự trọng. B. V là người dối trá. C. V là người vô cảm. D. V là người lười biếng. Câu 15: Biểu hiện của sống không giản dị là: 25 điểm A. Ăn mặc gọn gàng, lịch sự B. Ăn nói nhẹ nhàng, lịch sự, dễ hiểu. C. Không sống xa hoa, lãng phí D. Chỉ chơi với người giàu, không chơi với người nghèo Câu 16: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn …, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội? Trong dấu “…” đó là? 25 điểm A. Phẩm cách. B. Phẩm giá. C. Uy tín. D. Danh dự. Câu 17: Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Hành động đó thể hiện? 25 điểm A. Thật thà. B. Chăm chỉ. C. Khiêm tốn. D. Lòng tự trọng. Câu 18: Trong giờ chào cờ, bạn Q liên tục ngồi nói chuyện, nói tục và chửi bậy các bạn trong lớp. Thầy giáo P đã phát hiện bạn Q nói chuyện trong giờ chào cờ nên đề nghị bạn Q lên đứng trước cờ. Tuy nhiên bạn Q đứng trước cờ nhưng vẫn cười đùa, trêu trọc các bạn ngồi dưới. Điều đó cho thấy Q là người như thế nào? 25 điểm A. Q là người không trung thực. B. Q là người vô duyên. C. Q là người vô cảm. D. Q là người không có lòng tự trọng. Câu 19: Dòng nào sau đây không phải là ý nghĩa của sống trung thực? 25 điểm A. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. B. Giúp ta nâng cao phẩm giá. C. Dễ dàng hợp tác với mọi người xung quanh D. Được mọi người tin yêu, kính trọng. Câu 20: Biểu hiện của sống giản dị là: 25 điểm A. Ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm. B. Sống xa hoa, cầu kì, kiểu cách C. Ăn nói dài dòng, khó dễ hiểu. D. Sống hòa đồng với bạn bè. Câu 21: Bài hát “Đôi dép Bác Hồ” có đoạn:“Đôi dép đơn sơ, dôi dép Bác HồBác đi từ ở chiến khu Bác vềPhố phường trận địa nhà máy đồng quêĐều in dấu dép Bác về Bác ơi.”Lời bài hát nói về đức tính nào của Bác Hồ? 25 điểm A. Tiết kiệm. B. Cần cù. C. Giản dị. D. Khiêm tốn. Câu 22: Câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nói đến điều gì? 25 điểm A. Tinh thần yêu nước. B. Đức tính tiết kiệm. C. Lòng yêu thương con người. D. Tinh thần đoàn kết. Câu 23: Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì? 25 điểm A. Đức tính chăm chỉ, cần cù. B. Tinh thần kỷ luật. C. Đức tính tiết kiệm. D. Lòng yêu thương con người. Câu 24: Sếc–xpia đã từng nói: “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”. Câu nói đó nói đến điều gì? 25 điểm A. Đức tính tiết kiệm. B. Đức tính khiêm tốn. C. Đức tính trung thực. D. Đức tính thật thà.

2 đáp án
29 lượt xem
2 đáp án
86 lượt xem
2 đáp án
29 lượt xem
2 đáp án
31 lượt xem