• Lớp 6
  • Vật Lý
  • Mới nhất

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất Câu 1. Trong 4 thước thẳng dưới đây, thước nào là thích hợp nhất để đo chiều dài cái bàn học của em? A.Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5 cm. B. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1,5 cm. C. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm. D. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1cm . Câu 2. Một bạn dùng thước dây có ĐCNN là 1 cm để đo chiều dài lớp học. Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng? A. 4,5 m B. 45 dm. C. 450 cm D. 4500mm. Câu 3. Trong một bình chia độ có ĐCNN 1 cm3 , chứa 62 cm3 nước. Khi thả một hòn sỏi vào bình, mực nước trong bình dâng lên đến vạch 85 cm3 . Hỏi kết quả nào ghi dưới dây là đúng? A. 85 cm3 . B. 62 cm3 . C. 147 cm3 . D. 23 cm3 . Câu 4. Người ta đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN là 0,5 cm3 , hãy chỉ ra cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng? A. 50,2 cm3 . B. 50,5 cm3 . C. 50,50 cm3 . D. 50 cm3 .. Câu 5. Khối lượng của một vật cho ta biết điều gì về vật đó? A. Vật to hay nhỏ. C. Vật nặng hay nhẹ. B. Lượng chất chứa trong vật nhiều hay ít. D. Vật xốp hay đặc. Câu 6. Để đo khối lượng của 1 lít nước, người ta dùng dụng cụ nào? A. Ca đong. B. Bình chia độ. C. Cân tạ. D. Cân Rô-béc-van . Câu 7. Khi dùng cân Rô-béc-van để cân khối lượng thì khối lượng vật cần cân là A. Số chỉ của kim cân . B. Tổng số khối lượng các quả cân trong hộp quả cân. C. Tổng số khối lượng các quả cân đặt lên đĩa cân với số chỉ của con mã. D. Hiệu số khối lượng các quả cân trong hộp quả cân và các quả cân trên đĩa cân. III. TỰ LUẬN Câu 8. Có thể dùng thước có ĐCNN 1mm để đo bề dày của 1 tờ giấy trong cuốn sách vật lí 6 có được không? Vì sao? Hãy mô tả một cách làm để xác định được (tính được) bề dày của một tờ giấy, coi bề dày của các tờ giấy đều bằng nhau

2 đáp án
17 lượt xem

1. Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy? 2. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng? A. 5m; B. 50dm; C. 500cm; D. 50,0dm 3. Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em? A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm . B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm. C. Thước dây có GHĐ 150m và ĐCNN 1mm. D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm. 4. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật lí 6. Trong các cách ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào là đúng? A. 240mm. B. 23cm. C. 24cm. D. 24,0cm . 5. Các kết quả đo độ dài trong ba bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau: A. l1 = 20,1cm; B. l2 = 21cm; C. l3 = 20,5cm Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong mỗi bài thực hành? 6. Cho một quả bóng bàn, 2 vỏ bao diêm, một băng giấy cỡ 3cm x 15cm, 1 thước nhựa dài khoảng 200mm, chia tới mm. Hãy dùng những dụng cụ trên để đo đường kính và chu vi quả bóng bàn . 7. Để xác định chu vi của một chiếc bút chì, đường kính của một sợi dây chỉ em làm cách nào? Em dùng thước nào, có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu? 8. Hãy tìm cách xác định đường kính trong của vòi máy nước hoặc ống tre, đường kính vung nồi nấu cơm của gia đình em? II. BÀI TẬP ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG 1. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l: A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml. B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml. C. Bình 100ml có vạch chia tới 10ml. D. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml. 2. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3 . Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây: A. V1 = 20,2cm3 . B. V2 = 20,50cm3 . C. V3 = 20,5cm3 . D. V4 = 20cm3 . 3. Các kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau: a, V1 = 15,4cm3 b, V2 = 15,5cm3 Hãy cho biết ĐCNN của bình chia độ dùng trong mỗi bài thực hành. 4. Bên ngoài một bể chứa nước bằng kim loại không gỉ, có ghi 1500l. Con số đó có ý nghĩa gì? bể nước. B. Dung tích bể nước. C. Thể tích nước trong bể. D. Thể tích nước tối đa chứa được trong bể. 5. Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu? 6. Một người dùng bình chia độ A để đo thể tích một lượng nước, và ghi được kết quả là 24,4ml. Người đó lại dùng bình chia độ B để đo thể tích một lượng rượu và ghi được kết quả là 24,5ml. Các cách đo và ghi kết quả đều đúng qui định. Em có thể cho biết ĐCNN của mỗi bình không? 7. Hai học sinh làm thí nghiệm đo thể tích chất lỏng. Em thứ nhất ghi kết quả là 30ml, em thứ hai ghi kết quả là 30,0ml. Cả hai em đều thực hiện đúng các qui định. Em nhận xét gì về hai kết quả mà hai bạn đó đã đạt được? 8. Em muốn lấy 20ml nước vào trong cốc, mà dụng cụ đo của em chỉ có 2 bơm tiêm với GHĐ 2ml và 4ml. Em sẽ làm như thế nào? Hãy đánh giá cách làm của

1 đáp án
68 lượt xem

1. Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm. A. Không có gì thay đổi. B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại. C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn. D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại. 2. Chọn câu phát biểu sai A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra. B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại. D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau. 3. Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 500C thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất? A. Nhôm – Đồng – Sắt B. Nhôm – Sắt – Đồng C. Sắt – Nhôm – Đồng D. Đồng – Nhôm – Sắt 4. Chọn câu trả lời đúng. Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Biết rằng rượu nở vì nhiệt lớn hơn nước. A. Nước trào ra nhiều hơn rượu B. Nước và rượu trào ra như nhau C. Rượu trào ra nhiều hơn nước D. Không đủ cơ sở để kết luận. 5. Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở? A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được. B. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn. C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ giãn nở. D. Vì chiều dài thanh ray không đủ. 6. Có một băng kép được làm từ 2 kim loại là đồng và sắt (đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt). Khi nung nóng, băng kép sẽ như thế nào? A. Cong về phía sắt B. Cong về phía đồng C. Không bị cong D. Cả A, B và C đều sai 7. Tại sao gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so với các viên gạch được lát trong nhà? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. A. Vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa khoảng cách để có sự dãn nở giữa các viên gạch. B. Vì lát như thế là rất lợi cho gạch. C. Vì lát như thế mới hợp mỹ quan thành phố. D. Cả A, B, C đều đúng 8. Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào sau đây? A. Ngâm cốc ở dưới vào nước nóng, đồng thời đổ nước lạnh vào cốc ở trên. B. Ngâm cốc ở dưới vào nước lạnh, đồng thời đổ nước nóng vào cốc ở trên. C. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng. D. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh. 9. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi? A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi. B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi. C. Không khí và oxi nở nhiệt như nhau. D. Cả ba kết luận trên đều sai. 10. Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao? A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại. B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra. C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại. D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.

2 đáp án
40 lượt xem
1 đáp án
91 lượt xem
1 đáp án
14 lượt xem

Câu 1. Dùng bình chia độ có GHĐ 100cm3 ; ĐCNN 0,5cm3 để đo thể tích của một hòn đá nhỏ. Kết quả đo được ghi đúng là: A. 42 cm3 B. 42,3 cm3 C. 42,5 cm3 D. 42,50 cm3 Câu 2. Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ: A. Vrắn = V lỏng - rắn - Vlỏng B. Vrắn = V lỏng + rắn - Vlỏng C. Vrắn = V lỏng - rắn + Vlỏng D. Vrắn = V lỏng + rắn + Vlỏng Câu 3: Đo khối lượng riêng của hòn bi ve, ta cần có các dụng cụ nào sau đây? A. Thước thẳng và bình chia độ. B. Lực kế và bình tràn. C. Cân Rô - béc - van và bình chia độ. D. Chỉ dùng cân. Câu 4. Biết khối lượng riêng của dầu hỏa là 800kg/m3 . Thể tích của 0,6 kg dầu hỏa là: A. 1,33 lít B. 0,75 lít C. 0,48 lít D. 0,00075 lít Câu 5. Dùng tay kéo dây chun, khi đó: A. Chỉ có lực tác dụng vào tay. B. Chỉ có lực tác dụng vào dây chun. C. Có lực tác dụng vào tay và có lực tác dụng vào dây chun. D. Không có lực Câu 6. Một ô tô có trọng tải 3,5 tấn thì tương đương với trọng lượng là; A. 35N B. 350N C. 3500N D. 35000N Câu 7. Vật nào sau đây không có tính chất đàn hồi A. Lò xo. B. Đệm mút. C. Quả bóng chuyền. D. Quả bóng bàn. Câu 8 Chiếc cần đòn, bập bênh là ví dụ về loại máy cơ đơn giản nào sau đây? A. Đòn bẩy. B. Mặt phẳng nghiêng. C. Ròng rọc D. Mặt phẳng nghiêng kết hợp với ròng rọc Câu 9. Khi lau sàn nhà, nếu cầm cái lau nhà bằng hai tay ở các vị trí khác nhau, ta đã ứng dụng nguyên tắc của máy cơ đơn giản nào sau đây? A. Đòn bẩy. B. Ròng rọc động. C. Ròng rọc cố định. D. Mặt phẳng nghiêng. Câu 10. Từ “lực” trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩy? A. Lực bất tòng tâm. B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch. C. Học lực của bạn Xuân rất tốt. D. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học.

2 đáp án
26 lượt xem

Câu 1. Khi tra khâu vào cán dao, bác thợ rèn thường phải? * 5 điểm Làm lạnh khâu rồi mới tra vào cán dao. Không thay đổi nhiệt độ của khâu. Nung nóng khâu rồi mới tra vào cán dao. Cả ba phương án trên đều sai. Câu 2. Chọn kết luận không đúng trong các kết luận dưới đây: * 5 điểm Chất rắn tăng thể tích khi nhiệt độ nóng lên Chất rắn giảm thể tích khi nhiệt độ lạnh đi. Mỗi chất rắn có một giới hạn nở vì nhiệt nhất định. Chất rắn không co dãn theo nhiệt độ. Câu 3. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn? * 5 điểm Khối lượng của vật tăng. Khối lượng của vật giảm. Thể tích của vật tăng. Khối lượng riêng của vật rắn tăng. Câu 4. Thí nghiệm được bố trí như sau: quả bóng được buộc vào miệng ống thủy tinh trên nút cao su của bình thủy tinh hình cầu. Dùng đèn cồn đốt dưới đáy bình thủy tinh. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hình dạng quả bóng? * 5 điểm Quả bóng giảm dần thể tích sau đó căng dần như được thổi. Quả bóng giảm dần thể tích. Quả bóng tăng dần như được thổi. Quả bóng dữ nguyên hình dạng cũ. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng? * 5 điểm Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Khi nung nóng khí thì khối lượng riêng của chất khí giảm. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Câu 6. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của băng kép? * 5 điểm Khi nhiệt độ giảm, băng kép cong về phía kim loại dãn nở nhiều. Người ta sử dụng băng kép trong việc đóng ngắt mạch điện. Khi nhiệt độ tăng, băng kép cong về phía kim loại dãn nở ít. Nhiệt độ càng tăng, khối lượng của băng kép càng lớn. Câu 7. Chất lỏng nào sau đây không được dùng để chế tạo nhiệt kế? * 5 điểm Nước pha màu đỏ. Thủy ngân. Dầu công nghiệp pha màu đỏ. Rượu pha màu đỏ. Câu 8. Nhiệt kế dầu là một dụng cụ được chế tạo dựa trên nguyên tắc nào sau đây?: * 5 điểm Sự nở vì nhiệt của chất rắn. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Sự nở vì nhiệt của chất khí. Cả ba đều đúng. Câu 9. Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì: * 5 điểm Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt. Lõi thép là vật đàn hòi nên lõi thép biến dạng theo bê tông. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau. Câu 10. Đường kính của quả cầu đặc kim loại sẽ thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? * 5 điểm Giảm đi. Tăng lên. Không thay đổi. Tăng lên hoặc giảm đi. Câu 11. Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây? * 5 điểm Các chất rắn nở ra khi nóng lên. Các chất rắn khác nhau nở về dãn nở vì nhiệt khác nhau. Các chất rắn nở vì nhiệt ít Các chất rắn co lại khi lạnh đi. Câu 12. Khi hạ nhiệt độ của một lượng nước từ 4 độ C xuống đến 0 độ C thì: * 5 điểm Thể tích nước co lại. Thể tích nước nở ra. Thể tích nước không thay đổi. Ban đầu co lại sau đó nở ra Câu 13. Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì: * 5 điểm Không khí trong bóng nóng lên, nở ra. Không khí tràn vào bóng. Nước nóng tràn vào bóng. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt. Câu 14: Nước sôi ở bao nhiêu độ F? * 5 điểm 32 180 212 100 Câu 15. 100 độ F ứng với bao nhiêu độ C. * 5 điểm 42 18 32 37,78 Câu 16. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của các chất khí khác nhau? * 5 điểm Nở vì nhiệt giống nhau. Nở vì nhiệt khác nhau. Không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi. Cả ba kết luận trên đều sai. Câu 17. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng? * 5 điểm Khí, lỏng, rắn. Rắn, lỏng, khí. Khí, rắn, lỏng. Rắn, khí, lỏng. Câu 18. Nhiệt kế nào sau đây dùng để đo nhiệt độ của nước sôi? * 5 điểm Nhiệt kế rượu. Nhiệt kế thủy ngân. Nhiệt kế y tế. Dùng được cả ba loại nhiệt kế trên. Câu 19. Khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất đồng, nhôm và sắt, kết luận nào sau đây là đúng? * 5 điểm Đồng, nhôm và sắt nở ra khi lạnh đi. Đồng, nhôm và sắt nở vì nhiệt khác nhau. Đồng, nhôm và sắt co lại khi nóng lên. Đồng, nhôm và sắt nở vì nhiệt giống nhau. Câu 20. Tại sao các tấm tôn lợp có hình dạng lượn sóng? * 5 điểm để nước dễ dàng trôi xuống khi trời mưa to. để giảm độ nóng. để cho tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt. để trang trí cho đẹp.

2 đáp án
17 lượt xem

Câu 1: Trong các câu sau đây, câu nào sai ? A.Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối một chất B. Khối lượng riêng của các chất khác nhau là như nhau C. Khối lượng riêng của các chất khác nhau là khác nhau D. Khối lượng riêng của một chất xác định không thay đổi Câu 2. Đơn vị của khối lượng riêng là A. kg/m2. B. kg/m. C. kg/m3. D. kg.m3. Câu 3:Biết khối lượng riêng của dầu hoả là 800kg/m3. một chiếc can nhựa khối lượng 1,5kg chứa 18 lít dầu hoả có trọng lượng : A. 8000 N. B. 150N. C. 159N. D. 195N Chọn đáp án đúng. Câu 4: Một mẫu gỗ nổi trên mặt nước chứng tỏ: A. Gỗ có khối lượng bé hơn khối lượng của nước. B. Mẫu gỗ đó rất nhẹ hơn khối lượng của nước nhiều lần. C. Gỗ có khối lượng riêng bé hơn khối lượng riêng của nước. D. Mẫu gỗ có thể tích bé hơn thể tích của nước. E. Mẫu gỗ có thể tích lớn hơn thể tích của nước. Nhận định nào trên đây đúng? Câu 5: Khi bỏ vào bình nước 500g chì và khi bỏ 500g sắt thì trường hợp nào mực nước dâng cao hơn? Câu 6: Một hộp sữa Ông Thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3. Câu 7:Tính khối lượng của 2lít nước và 3 lít dầu hỏa, biết khối lượng riêng của nước và dầu hỏa lần lượt là: 1000kg/m3 và 800kg/m3. Câu 8: Tính thể tích của 5 tạ dầu ăn ra m3 và lít . Biết khối lượng riêng của dầu ăn là 800kg/m3. Câu 9: 1 lít dầu ăn có khối lương 850g và 1kg mỡ nước có thể tích 1,25 dm3. Hỏi khối lượng riêng của dầu ăn lớn hơn hay nhỏ hơn mỡ nước? Câu 10: Tính khối lượng của một khối sắt hình hộp chữ nhật có kích thước là (2mx1,5mx90cm). Biết khối lượng riêng của sắt là 7,8g/cm3. làm giup minh cau nay

2 đáp án
28 lượt xem