1. Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy? 2. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng? A. 5m; B. 50dm; C. 500cm; D. 50,0dm 3. Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em? A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm . B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm. C. Thước dây có GHĐ 150m và ĐCNN 1mm. D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm. 4. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật lí 6. Trong các cách ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào là đúng? A. 240mm. B. 23cm. C. 24cm. D. 24,0cm . 5. Các kết quả đo độ dài trong ba bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau: A. l1 = 20,1cm; B. l2 = 21cm; C. l3 = 20,5cm Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong mỗi bài thực hành? 6. Cho một quả bóng bàn, 2 vỏ bao diêm, một băng giấy cỡ 3cm x 15cm, 1 thước nhựa dài khoảng 200mm, chia tới mm. Hãy dùng những dụng cụ trên để đo đường kính và chu vi quả bóng bàn . 7. Để xác định chu vi của một chiếc bút chì, đường kính của một sợi dây chỉ em làm cách nào? Em dùng thước nào, có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu? 8. Hãy tìm cách xác định đường kính trong của vòi máy nước hoặc ống tre, đường kính vung nồi nấu cơm của gia đình em? II. BÀI TẬP ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG 1. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l: A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml. B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml. C. Bình 100ml có vạch chia tới 10ml. D. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml. 2. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3 . Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây: A. V1 = 20,2cm3 . B. V2 = 20,50cm3 . C. V3 = 20,5cm3 . D. V4 = 20cm3 . 3. Các kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau: a, V1 = 15,4cm3 b, V2 = 15,5cm3 Hãy cho biết ĐCNN của bình chia độ dùng trong mỗi bài thực hành. 4. Bên ngoài một bể chứa nước bằng kim loại không gỉ, có ghi 1500l. Con số đó có ý nghĩa gì? bể nước. B. Dung tích bể nước. C. Thể tích nước trong bể. D. Thể tích nước tối đa chứa được trong bể. 5. Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu? 6. Một người dùng bình chia độ A để đo thể tích một lượng nước, và ghi được kết quả là 24,4ml. Người đó lại dùng bình chia độ B để đo thể tích một lượng rượu và ghi được kết quả là 24,5ml. Các cách đo và ghi kết quả đều đúng qui định. Em có thể cho biết ĐCNN của mỗi bình không? 7. Hai học sinh làm thí nghiệm đo thể tích chất lỏng. Em thứ nhất ghi kết quả là 30ml, em thứ hai ghi kết quả là 30,0ml. Cả hai em đều thực hiện đúng các qui định. Em nhận xét gì về hai kết quả mà hai bạn đó đã đạt được? 8. Em muốn lấy 20ml nước vào trong cốc, mà dụng cụ đo của em chỉ có 2 bơm tiêm với GHĐ 2ml và 4ml. Em sẽ làm như thế nào? Hãy đánh giá cách làm của

1 câu trả lời

Đáp án:câu 1:

Thước thẳng, thước mét, thước nửa mét, thước kẻ, thước dây, thước cuộn, thước kẹp, …. Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy để có thể chọn thước phù hợp với độ dài thực tế cần đo. Ví dụ, thước dây để đo những độ dài cong, như số đo vòng ngực, vòng bụng cơ thể, thước cuộn để đo những độ dài lớn; thước thẳng, ngắn để đo những độ dài nhỏ và thẳng…

câu 2:D

câu 3:B

câu 4:C

câu 5:

a) ĐCNN : 0,1cm

b) ĐCNN : 1cm

c) ĐCNN : 0,5cm

câu 6:

–   Đo đường kính quả bóng bàn: Đặt 2 vỏ bao diêm tiếp xúc với hai bên quả bóng bàn và song song với nhau. Dùng thước nhựa đo khoảng cách giữa hai bao diêm. Đó chính là đường kính quả bóng bàn.

–   Đo chu vi quả bóng bàn: Dùng băng giấy quấn 1 vòng theo đường hàn giữa hai nửa quả bóng bàn (nhớ đánh dấu độ dài 1 vòng này trên băng giấy). Dùng thước nhựa đo độ dài đã đánh dấu trên băng giấy. Đó chính là chu vi quả bóng bàn.

câu 7:- Xác định chu vi của bút chì: Dùng sợi chỉ quấn 10 vòng sát nhau xung quanh bút chì. Đánh dấu độ dài của tất cả các vòng dây này trên sợi chỉ. Dùng thước có ĐCNN phù hợp (1mm) để đo độ dài phần sợi chỉ đã đánh dấu. Lấy kết quả đo chia cho số vòng dây, ta được chu vi của bút chì.

- Xác định đường kính sợi chỉ: Dùng sợi chỉ quấn 30 hoặc 40 vòng sát nhau xung quanh bút chì. Đánh dấu độ dài đã quấn được trên bút chì. Dùng thước có ĐCNN phù hợp để đo độ dài phần đã đánh dấu. Lấy kết quả đo chia cho số vòng dây, ta được đường kính sợi chỉ.

câu 8:

+ Xác định đường kính trong của vòi máy nước hoặc ống tre:

Dùng một thanh tre nhỏ (hoặc bằng bìa nhỏ cứng) đặt ngang miệng ống, đánh dấu hai mép trong của ống rồi dùng thước đo khoảng cách giữa hai dấu đó.

+ Xác định đường kính vung nồi nấu cơm:

Lấy hai quyển sách đặt song song trên bàn. Đặt cái vung lọt khít giữa hai quyển sách, dùng thước đo khoảng cách giữa hai quyển sách đó, đó là đường kính vung.

II ,câu 1:B

câu 2:C

câu 3:

Kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành là:

a)  V1 = 15,4cmthì ĐCNN là 0,2cm3 hoặc 0,1 cm3.

b)  V2 = 15,5cmthì ĐCNN là 0,5cm3 hoặc 0,1cm3.

câu 4:B

câu 5:

Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng thông thường gồm: Ca đong, bình chia độ, can, chai, lọ (ghi sẵn dung tích)… Những dụng cụ đó dùng để đo thể tích trong đời sống như nước mắm, xăng dầu, rượu…

câu 6:

Bình chia độ A:

ĐCNN của Bình chia độ A có thể là 0,1ml hoặc 0,2ml

Bình chia độ B:

ĐCNN của Bình chia độ B có thể là 0,1ml hoặc 0,5ml

còn 2 câu nửa mình không biết làm

Câu hỏi trong lớp Xem thêm