• Lớp 6
  • Lịch Sử
  • Mới nhất

Câu 16: Năm 27 TCN, ai là người nắm mọi quyền hành ở La Mã? A. Pi-ta-go. B. Hê-rô-đốt. C. Pê-ri-clét. D. Ốc-ta-viu-ớt. Câu 17. Các công trình kiến trúc ở Ai Cập và Lưỡng Hà thường đồ sộ vì muốn thể hiện điều gì? A. Sức mạnh của đất nước. B. Sức mạnh của thần thánh. C. Sức mạnh và uy quyền của nhà vua. D. Tình đoàn kết dân tộc. Câu 18: Những nhà nước cổ đại đầu tiên ở Trung Quốc ra đời ở hạ lưu A. sông Ấn. B. sông Hằng. C. sông Hoàng Hà. D. sông Trường Giang. Câu 19: Người Lưỡng Hà đã phát triển hệ đếm lấy số nào làm cơ sở? A. Số 40. B. Số 50 C. Số 60. D. Số 70. Câu 20: Vào năm 221 TCN, ai là người thống nhất Trung Quốc? A. Tư Mã Viêm. B. Tần Thủy Hoàng. C. Lưu Bang. D. Lý Uyên Câu 21. Tại sao người Ai Cập giỏi về hình học? A. Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp. B. Phải phân chia ruộng đất cho nông dân. C. Phải xây dựng các công trình kiến trúc. D. Phải xây dựng các công trình thủy lợi. Câu 22: Ai là tác giả của hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê? A. Hô-mê. B. Pô-li-bi-út. C. Hê-rô-đốt. D. Pi-ta-go. Câu 23: Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Hammurabi (Lưỡng Hà): “Trẫm, một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu, làm cho Trẫm giống như thần Samat, soi đến dân đen, tỏa ánh sáng khắp mặt đất” Hãy cho biết đoạn tư liệu trên nói lên điều gì? A. Nhà nước hình thành để cai quản xã hội theo luật pháp. B. Nhà nước hình thành trên cơ sở nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi. C. Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền. D. Nhà vua cai trị đất nước theo luật pháp tiến bộ. Câu 24: Công trình kiến trúc tiêu biểu ở La Mã cổ đại là A. Đền Pác-tê-nông. B. Thành Ba-bi-lon. C. Đấu trường Cô-li-dê. D. Vạn Lí Trường Thành. Câu 25. Từ năm 221 TCN – 206 TCN là thời gian tồn tại của triều đại nào ở Trung Quốc? A. Nhà Hán. B. Nhà Tần. C. Nhà Đường. D. Nhà Tùy. Câu 26: Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá? A. Xây dựng kim tự tháp. B.Ướp xác bằng nhiều loại thảo dược. C.Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên. D. Sử dụng hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở. Câu 27: Ý nào không đúng về các thành phần xã hội dưới thời Tần? A. Địa chủ. B. Nông dân tự canh. C. Nông dân lĩnh canh. D. Lãnh chúa. Câu 28. Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là A. bán đảo I-ta-li-a. B. bán đảo Ả rập. C. đảo Greenland. D. đảo Madagascar. Câu 29. Thời cổ đại ở Trung Quốc gắn với ba triều đại nối tiếp nhau là nhà Hạ, nhà Thương và triều đại nào? A. Nhà Hán. B. Nhà Tùy. C. Nhà Đường. D. Nhà Chu. Câu 30: Người Ai Cập ướp xác để A. làm theo ý thần linh. B. gia đình được giàu có. C. đợi linh hồn tái sinh. D. người chết được lên thiên đàng.

2 đáp án
18 lượt xem

Câu 1: Đứng đầu giai cấp thống trị ở Ai Cập cổ đại là ai? A. Vua chuyên chế (Pha-ra-ông). B. Đông đảo quý tộc quan lại. C. Chủ ruộng đất. D. Tầng lớp tăng lữ. Câu 2: Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các thời kì và triều đại nào? A. Nam - Bắc triều, Tam Quốc, nhà Tấn B. Nam - Bắc triều, nhà Tấn, Tam Quốc. C. Nhà Tấn, Tam Quốc, Nam - Bắc triều. D. Tam Quốc, nhà Tấn, Nam - Bắc triều. Câu 3: Người Đra-vi-đa (những người bản địa, da màu) thuộc đẳng cấp nào theo chế độ đẳng cấp Vác-na? A. Tăng lữ - Quý tộc. B. Vương công – Vũ sĩ. C. Người bình dân. D. Những người có địa vị thấp kém. Câu 4: Việc phát hiện ra kim loại và sử dụng ngày càng phổ biến kim loại trong sản xuất đã dẫn đến thay đổi lớn nào trong đời sống xã hội của người nguyên thủy? A. Khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt, nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi phát triển. B. Kỹ thuật luyện kim và chế tạo đồ đồng phát triển, các nghề thủ công nghiệp trở thành ngành sản xuất riêng. C. Sự chuyên môn hóa trong sản xuất, thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra của cải dư thừa. D. Người đàn ông trở thành chủ gia đình trong các thị tộc; xã hội bắt đầu phân hóa giàu - nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã. Câu 5: Theo em, chữ viết của các cư dân Phương Đông cổ đại ra đời xuất phát từ nhu cầu nào? A. Nhu cầu trao đổi. B. Phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị. C. Ghi chép và lưu giữ thông tin. D. Phục vụ giới quý tộc. Câu 6. Trường phái tư tưởng nổi bật ở Trung Quốc cổ đại là gì? A. Lão giáo. B. Công giáo. C. Nho gia. D. Phật giáo. Câu 7. Cảng biển nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại là? A. Cảng Hamburg. B. Cảng Rotterdam. C. Cảng Antwer. D. Cảng Pi-rê (Piraeus). Câu 8. Hệ thống chữ viết của người Hy Lạp cổ đại gồm bao nhiêu chữ cái? A. 22 chữ cái. B. 23 chữ cái. C. 24 chữ cái. D. 25 chữ cái. Câu 9. Hình thức nhà nước ban đầu của La Mã cổ đại là gì? A. Nhà nước cộng hòa không có vua. B. Nhà nước cộng hòa có vua. C. Nhà nước dân chủ. D. Nhà nước phong kiến. Câu 10. Đâu là kiệt tác kiến trúc của Hy Lạp cổ đại? A. Đền A-tê-na. B. Nhà hát Đi-ô-ni-xốt. C. Tượng thần Zeus. D. Đền Pác-tê-nông. Câu 11. La Mã đã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế từ năm nào? A. Năm 25 TCN. B. Năm 26 TCN. C. Năm 27 TCN. D. Năm 28 TCN. Câu 12: Ở ven một con sông nọ, có 12 gia đình gồm hai, ba thế hệ có chung dòng máu, cùng sinh sống với nhau. Đó là biểu hiện của tổ chức nào trong xã hội nguyên thuỷ? A. Bầy người nguyên thủy. B. Thị tộc. C. Xóm làng. D. Bộ lạc. Câu 13: I-ta-li-a là nơi khởi sinh nền văn minh nào? A. Ai Cập. B. Hy Lạp. C. Lưỡng Hà. D. La Mã. Câu 14: Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại đều là nền: A. cộng hòa quý tộc. B. chuyên chính của giai cấp chủ nô. C. quân chủ chuyên chế. D. quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Câu 15: Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ là? A. Hoàng Hà và Trường Giang. B. sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát. C. sông Nin và sông Ti-gơ-rơ. D. sông Ấn và sông Hằng.

2 đáp án
23 lượt xem
2 đáp án
20 lượt xem