• Lớp 10
  • Địa Lý
  • Mới nhất

Câu 11: Kết quả của phong hóa lí học là A. chủ yếu làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật. B. phá hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về màu sắc thành phần và tính chất hóa học. C. chủ yếu làm cho đá và khoáng vật nứt vỡ nhưng đồng thời làm thay đổi thành phần tính chất hóa học của chúng. D. phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chứng từ nơi khác. Câu 12: Phong hóa lí học xáy ra chủ yếu bởi tác động của A. trọng lực. B. nước và các hợp chất hòa tan trong nước , khí cacbonic, ooxxi , axit hữu cơ. C. vi khuẩn , nấm , dễ , cây, ... D. sự thay đổi nhiệt độ , sự đóng băng của nước , sự kết tinh của muối , ... Câu 13: Những tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là A. sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối B. vi khuẩn, nấm, rễ cây C. nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cácbonic, oxi ,axit hữu cơ D. sự va đập của gió, sóng, nước chảy, tác động của con người, Câu 14. Núi lửaa được hình thành khi 2 mảng kiến tạo A. tách nhau B. chồng lên nhau C. trượt ngang D. dồn ép Câu 15: Qúa trình mài mòn có đặc điểm là: A. Làm thay đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khóang vật B. Là quá trình diễn ra với tốc độ nhanh, nhất là trên bề mặt Trái Đất C. Là quá trình diễn ra với tốc độ chậm, chủ yếu trên bề mặt đất D. Dưới tác động của mài mòn, các vật liệu được vận chuyển đi rất xa khỏi vị trí ban đầu Câu 16: Hiện tượng xâm thực mài mòn do sóng biển không tạo nên dạng địa hình như: A. hàm ếch sóng vỗ B. vách biển C. cửa sông D. bậc thềm song vỗ Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng về mảng kiến tạo? A. Gồm bộ phận lục địa và bộ phận lớn của đáy đại dương. B. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo. C. Các mảng kiến tạo không đứng yên mà luôn dịch chuyển. D. Vùng trung tâm của một mảng kiến tạo là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất. Câu 18: Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của động đất và núi lửa nhất trên thế giới. Cho biết Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc với những mảng nào? A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Australia. B. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi. C. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin. D. Mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Philippin. Câu 19: Vành đai động đất và núi lửa ở bờ Đông Thái Bình Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng nào dưới đây? A. Màng Bắc Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Na-zca. B. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu -Á, mảng Thái Bình Dương. C. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Phi, mảng Na – zca. D. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Na – zca, mảng Thái Bình Dương. Câu 20: Ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng nào dưới đây? A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin, mảng Ấn Độ - Australia. B. Mảng Phi, mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin. C. Mảng Âu – Á mảng Thái Bình Dương, mảng Phi, mảng Ấn Độ - Australia. D. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Nazca, mảng Ấn Độ - Australia.

1 đáp án
20 lượt xem

C.1. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN Câu 1. Vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở vị trí A. trung tâm mảng kiến tạo. C. hẻm vực sâu đáy đại dương. B. trung tâm các lục địa. D. vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo. Câu 2: Nội lực là lực có nguồn gốc phát sinh từ A. bức xạ Mặt Trời. B. bên trong Trái Đất. C. vận động tự quay của Trái Đất. D. động đất, núi lửa. Câu 3: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là A. năng lượng ở trong lòng Trái Đất. B. năng lượng từ Vũ trụ. C. năng lượng từ bức xạ mặt Trời. D. sự thay đổi của nhiệt độ không khí, nước... Câu 4: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng sinh ra A. hiện tượng uốn nếp. B. hiện tượng đứt gãy. C. hiện tượng biển tiến, biển thoái. D. các đồng bằng châu thổ. Câu 5: Vận động theo phương nằm ngang ở vùng đá dẻo sẽ xảy ra hiện tượng A. biển tiến. B. biển thoái. C. uốn nếp. D. đứt gãy. Câu 6: Quá trình phong hóa được chia thành : A. Phong hóa lí học, phong hóa hóa hoc, phong hóa địa chất học B. Phong hóa lí học, phong hóa cơ học, phong hóa sinh học C. Phong hóa lí học, phong hóa hóa hoc, phong hóa sinh học D. Phong hóa quang học, phong hóa hóa học , phong hóa sinh học Câu 7: Vận chuyển được hiểu là quá trình: A. Di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác B. Hóan đổi vị trí của các vật liệu trên bề mặt Trái Đất C. Các vật liệu được đưa từ nơi này đến nơi khác dưới tác dụng của dòng nước D. Các vật liệu được đưa từ nơi này đến nơi khác dưới tác dụng của gió Câu 8: Làm thay đổi thành phần,thay đổi bản chất bản chất của khoáng vật là: A. Phong hóa hóa học B. Phong hóa lí học C. Phong hóa cơ học D. Phong hóa sinh học Câu 9: Ngoại lực là A. Lực phát sinh từ lớp vỏ trái đất. B. Lực phát sinh từ bên trong trái đất. C. Lực phát sinh từ các thiên thể trong hệ mặt trời.D. Lực phát sinh từ bên ngoài trên bề mặt trái đất. câu 10: Quá trình phong hóa là A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật. B. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi rời khỏi vị trí ban đầu. C. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy biến đổi từ nơi này đến nơi khác. D. quá trình tích tụ ( tích lũy ) các sản phẩm đã bị phá hủy , biến đổi.

2 đáp án
17 lượt xem

Câu 1. Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố A. không đồng đều. B. khắp lãnh thổ. C. phân tán, lẻ tẻ. D. theo điểm cụ thể. Câu 2. Để thể hiện sự phân bố dân cư trên bản đồ người ta thường dùng phương pháp A. kí hiệu. B. nền chất lượng. C. chấm điểm. D. bản đồ - biểu đồ. Câu 3. Để thể hiện thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ ta dùng phương pháp A. kí hiệu. B. chấm điểm. C. đường chuyển động. D. bản đồ-biểu đồ. Câu 4. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường dùng để thể hiện các đối tượng địa lí A. di chuyển theo các tuyến. B. phân bố theo tuyến. C. phân bố theo những điểm cụ thể. D. phân bố rải rác. Câu 5. Trên bản đồ tự nhiên, đối tượng địa lí nào sau đây không được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động? A. Hướng gió. B. Dòng biển. C. Dòng sông. D. Hướng bão. Câu 6. Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng A. sự khác nhau về màu sắc kí hiệu. B. sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu. C. sự khác nhau về hình dạng kí hiệu. D. sự khác nhau về độ nét kí hiệu. B. VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT (8 câu) Câu 1: Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy? A. Múi giờ số 0. B. Múi giờ số 12. C. Múi giờ số 6. D. Múi giờ số 18. Câu 2: Nếu đi từ phải tây sang phải đông, khi đi qua kinh tuyến 180o người ta phải A. lùi lại 1 ngày lịch. B. lùi lại 1 giờ. C. tăng thêm 1 ngày lịch. D. tăng thêm 1 giờ. Câu 3. Vào những ngày nào trong năm tất cả các địa điểm trên Trái Đất đều có ngày dài bằng đêm? A. 21/3 và 22/6. B. 22/6 và 23/9. C. 22/6 và 22/12. D. 21/3 và 23/9. Câu 4: Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là A. Kinh tuyến 0⁰ đi qua múi giờ số 0 B. Kinh tuyến 90⁰Đ đi qua giữa múi giờ số 6 (+6) C. Kinh tuyến 180⁰ đi qua giữa múi giờ số 12 (+12) D. Kinh tuyến 90⁰T đi qua giữa múi giờ số 18 (-6) Câu 5. Câu ca dao “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” chỉ đúng với khu vực nào sau đây? A. Xích đạo B. Vòng cực Nam. C. Bán cầu Nam. D. Bán cầu Bắc. Câu 6. Mùa hè này bạn Nam sẽ sang Ôxtrâylia để du học nhưng bạn lại mang theo áo ấm do A. ngày đêm dài ngắn theo mùa ở hai bán cầu. B. ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ ở hai bán cầu. C. mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau. D. Ôxtrâylia nằm gần Nam Cực băng giá. Câu 7: Nếu múi giờ số 12 đang là 2 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu ? A. 7 giờ ngày 15 - 2. B. 7 giờ ngày 14 - 2. C. 21 giờ ngày 15 – 2. D. 21 giờ ngày 14 -2. Câu 8. Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm là do A.Trái Đất tự quay quanh trục và chuyển động xung quanh Mặt Trời. B. Mặt Trời chiếu sáng và đốt nóng bề mặt đất vào các thời gian khác nhau. C. Mặt Trời chiếu sáng bề mặt Trái Đất ở các bán cầu khác nhau. D. trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương.

1 đáp án
34 lượt xem
2 đáp án
16 lượt xem

Câu 8. Trong nhân tố khí hậu, yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật là A. nước. B. độ ẩm không khí. C. ánh sáng. D. nhiệt độ. Câu 9. Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng của hướng sườn địa hình tới sự phân bố sinh vật vùng núi? A. Độ cao xuất hiện của các vành đai thực vật. B. Độ cao kết thúc của các vành đai thực vật. C. Diện tích các vành đai thực vật. D. Thành phần thực vật. Câu 13. Ý nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của con người có ảnh hưởng tới sự phân bố của sinh vật? A. Con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng. B. Làm mất nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật. C. Làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật hoang dã. D. Làm thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loài động, thực vật. Câu 14. Động vật có quan hệ với thực vật về A. nơi cư trú. B. nguồn thức ăn. C. nơi cư trú và nguồn thức ăn. D. môi trường sinh sống. Câu 15. Các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của A. thực vật. B. động vật. C. động, thực vật. D. sinh quyển. Câu 16. Thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật nên A. nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú. B. nơi nào thực vật không phong phú thì động vật cũng không phong phú. C. nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng không phong phú. D. nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại. Câu 17. Ý nào sau đây là tác động tích cực của con người có ảnh hưởng tới sự phân bố của sinh vật? A. Con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng. B. Làm mất nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật. C. Làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật hoang dã. D. Làm thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loài động, thực vật.

1 đáp án
21 lượt xem

1. Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có A. toàn bộ sinh vật sinh sống. B. tất cả các sinh vật, thổ nhưỡng. C. thực, động vật; vi sinh vật. D. toàn bộ thực vật sinh sống. 2. Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển? A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn. B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất. C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất. D. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí. 3. Phát biểu nào sau đây đúng nhất với sinh quyển? A. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. B. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. C. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. D. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. 4. Khoảng vài chục mét ở phía trên bề mặt đất là có thực vật sinh sống, do có A. ánh sáng, khí, nước, chất dinh dưỡng. B. ánh sáng, khí, nguồn nước, nhiệt độ. C. chất dinh dưỡng, không khí và nước. D. chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng. 5. Yếu tố nào sau đây không có tác động tới sự phát triển và phân bố sinh vật? A. Khí hậu. B. Con người. C. Địa hình. D. Đá mẹ. 6. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Nhiệt độ. B. Gió. C. Nước. D. Độ ẩm. 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của khí hậu tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. B. Thực vật sinh trưởng nhờ vào đặc tính lí, hóa, độ phì của đất. C. Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm. D. Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp. 8. Phát biểu nào sau đây đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. B. Thực vật sinh trưởng nhờ vào đặc tính lí, hóa, độ phì của đất. C. Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm. D. Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp. 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của khí hậu tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở nhiệt đới, xích đạo. B. Những nơi khô hạn như hoang mạc có ít loài sinh vật ở. C. Những cây chịu bóng thường sống trong các bóng râm. D. Cây lá rộng sinh sống trên đất đỏ vàng ở rừng xích đạo. 10. Phát biểu nào sau đây đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở nhiệt đới, xích đạo. B. Những nơi khô hạn như hoang mạc có ít loài sinh vật ở. C. Những cây chịu bóng thường sống trong các bóng râm. D. Cây lá rộng sinh sống trên đất đỏ vàng ở rừng xích đạo. 11. Các nhân tố nào sau đây của địa hình có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Độ cao và hướng nghiêng. B. Hướng nghiêng và độ dốc. C. Độ dốc và hướng sườn. D. Hướng sườn và độ cao. 12. Yếu tố nào sau đây tạo nên các vành đai phân bố thực vật? A. Độ cao. B. Hướng nghiêng. C. Hướng sườn. D. Độ dốc. 13. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật? A. Độ cao. B. Hướng nghiêng. C. Hướng sườn. D. Độ dốc. 14. Độ cao ảnh hưởng tới sự phân bố các vành đai thực vật thông qua A. nhiệt độ và độ ẩm. B. độ ẩm và lượng mưa. C. lượng mưa và gió. D. độ ẩm và khí áp. 15. Nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật là A. nhiệt độ. B. độ ẩm. C. thức ăn. D. nơi sống. 16. Phát biểu nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa động vật và thực vật? A. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. B. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. C. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt cùng sống trong một môi trường. D. Ở nơi nào động vật phong phú thì thực vật không được phát triển. 17. Ảnh hưởng tích cực của con người đối với sự phân bố sinh vật không phải là A. giảm diện tích rừng tự nhiên, mất nơi ở động vật. B. thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loài cây trồng. C. đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. D. trồng rừng, mở rộng diện tích rừng ở toàn thế giới. 18. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất? A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Thổ nhưỡng. D. Sinh vật.

2 đáp án
26 lượt xem

2. Nước trên lục địa gồm nước ở A. trên mặt, nước ngầm. B. trên mặt, hơi nước. C. nước ngầm, hơi nước. D. băng tuyết, sông, hồ. 3. Trong vòng tuần hoàn nhỏ của nước không có giai đoạn nào sau đây? A. Bốc hơi. B. Ngưng tụ. C. Di chuyển. D. Mưa xuống. 4. Vòng tuần hoàn lớn của nước diễn ra trong phạm vi A. núi cao và đồng bằng. B. đồng bằng và gò đồi. C. đất liền và đại dương. D. đại dương và các biển. 5. Tổng lượng nươc của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố: A. Lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm. B. Lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm. C. Nước ngầm, địa hình, các hồ đầm. D. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật. 6. Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là A. nước ngầm. B. chế độ mưa. C. địa hình. D. thực vật. 7. Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là A. địa hình. B. chế độ mưa. C. băng tuyết. D. thực vật. 8. Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước của sông? A. Nước ngầm. B. Băng tuyết. C. Địa hình. D. Thực vật. 9. Ý nghĩa của hồ đầm đối với sông ngòi là A. điều hòa chế độ nước sông. B. làm giảm tốc độ dòng chảy. C. giảm lưu lượng nước sông. D. điều hòa dòng chảy sông. 10. Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng là do có A. địa hình phức tạp. B. nhiều thung lũng. C. nhiều đỉnh núi cao. D. độ dốc địa hình. 11. Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do A. bề mặt địa hình bằng phẳng. B. lớp phủ thổ nhưỡng mềm. C. tốc độ nước chảy nhanh. D. tổng lưu lượng nước lớn. 12. Yếu tố nào sau đây góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hòa? A. Nước mưa chảy trên mặt. B. Các mạch nước ngầm. C. Địa hình đồi núi dốc nhiều. D. Bề mặt đất đồng bằng rộng. 13. Sông nào sau đây dài nhất thế giới? A. A-ma-dôn. B. Nin. C. I-ê-nit-xây. D. Mê Công. 14. Sông nào sau đây có diện tích lưu vực rộng nhất thế giới? A. Nin. B. I-ê-nit-xây. C. A-ma-dôn. D. Mê Công. 15. Mưa lũ trên sông Vôn-ga diễn ra vào thời gian: A. Hạ. B. Thu – Đông. C. Xuân. D. Ý B và C đúng. 16. Sông nào sau đây có chiều dài đứng thứ hai thế giới? A. Nin. B. I-ê-nit-xây. C. A-ma-dôn. D. Mê Công. 17. Sông nào sau đây nằm trong khu vực ôn đới lạnh? A. Nin. B. I-ê-nit-xây. C. A-ma-dôn. D. Mê Công. 18. Sông nằm trong khu vực xích đạo thường có nhiều nước A. vào mùa hạ. B. vào mùa xuân. C. quanh năm. D. theo mùa. 19. Sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thường có nhiều nước vào các mùa A. xuân và hạ. B. hạ và thu. C. thu và đông. D. đông và xuân. 20. Sông nằm trong khu vực ôn đới lạnh thường nhiều nước vào các mùa A. xuân và hạ. B. hạ và thu. C. thu và đông. D. đông và xuân. 21. Nguồn cung cấp nước cho sông ở hoang mạc chủ yếu là A. nước mặt. B. nước ngầm. C. băng tuyết. D. nước mưa.

1 đáp án
29 lượt xem