• Lớp 10
  • Địa Lý
  • Mới nhất

Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa (Phần 2) Câu 1: Theo chiều kinh tuyến, vùng Xích đạo có A. lượng mưa nhiều nhất. B. nhiệt độ trung bình năm cao nhất. C. nhiệt độ trung bình năm thấp nhất. D. lượng mưa ít nhất. Câu 2: Khu vực vị trí gần biển và dòng biển nóng chảy qua có A. lượng mưa ít. B. lượng mưa nhiều. C. khí hậu khô hạn. D. khí hậu lạnh, khô. Câu 3: Các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do: A. Đây là khu vực nhận được nguồn bức xạ từ Mặt Trời lớn. B. Chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh. C. Đây là khu vực thống trị của các khu khí áp cao. D. Có lớp phủ thực vật thưa thớt. Câu 4. Hiện tượng khô hanh và rất lạnh vào đầu đông ở miền Bắc nước ta có liên quan đến hoạt động của loại gió nào dưới đây? A. Gió mùa Đông Nam. B. Tín Phong Bắc bán cầu. C. Gió mùa Tây Nam. D. Gió mùa Đông Bắc. Câu 5. Trên những sườn núi cao đón gió, càng lên cao lượng mưa trong năm càng lớn, nhưng đến một độ cao nhất định độ ẩm giảm nên A. lượng mưa trong năm lại ít. B. lượng mưa trong năm tăng mạnh. C. có nhiệt độ thấp, khí áp cao và ít mưa. D. không có hiện tượng mưa nữa. Câu 6. Gió Tây ôn đới và gió mùa sẽ gây ảnh hưởng nào dưới đây cho vùng chúng thổi đến? A. Gây ra hiện tượng phơn. B. Gây nên khô hạn, nền nhiệt cao. C. Gây mưa lớn, nhiều. D. Gây tình trạng nồm, khô. Bài 14: Thực hành: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu Câu 1: Dựa vào hình 14.1 - Các đới khí hậu trên trái đất , cho biết đới khí hậu nào chiếm diện tích nhỏ nhất trên các lục địa A. Đới khí hậu cận xích đạo. B. Đới khí hậu cực. C. Đới khí hậu cận cực. D. Đới khí hậu xích đạo. Câu 2: Dựa vào hình 14.1 - Các đới khí hậu trên trái đất , cho biết đới khí hậu nào được phân chia thành nhiều kiểu khí hậu nhất A. Đới khí hậu ôn đới. B. Đới khí hậu cận nhiệt. C. Đới khí hậu nhiệt đới. D. Đới khí hậu xích đạo. Câu 3: Dựa vào hình 14.1 - Các đới khí hậu trên trái đất , cho biết Việt Nam nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nào ? A. Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa. B. Khiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa. C. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. D. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Câu 4: Kiểu khí hậu địa trung hải có đặc điểm nổi bật so với các kiểu khí hậu khác là A. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất. B. Lượng mưa trung bình năm nhỏ nhất. C. Biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm cao nhất. D. Mưa tập trung vào mùa đông.

1 đáp án
58 lượt xem

Bài 9 : Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (Phần 2) Câu 1: Nội lực và ngoại lực là hai lực A. cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất. B. ngược chiều nhau, ít có vai trò trong việc hình thành các dạng địa hình trên bề mặt trái đất. C. cùng chiều nhau, làm cho địa hình trái đất ngày càng cao hơn. D. đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất. Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây phụ thuộc vào các quá trình của ngoại lực? A. Hai mảng xô vào nhau tạo nên các dãy núi cao. B. Dòng sông vận chuyển phù sa và bồi tụ. C. Dung nham phun ra từ miệng núi lửa. D. Hiện tượng đứt gãy tạo nên các hẻm vực. Câu 3: Ở các vùng hoang mạc do tác động khoét mòn của gió nên thường xuất hiện các dạng địa hình nào dưới đây? A. Băng hà, cột đá. B. Hở hàm ếch. C. Bậc thềm sóng vỗ. D. Nấm đá, cột đá. Câu 4: Tại sao lại có dạng địa hình xâm thực nấm đá độc đáo trên thế giới? A. Gió. B. Nhiệt độ. C. Sóng biển. D. Nước. Câu 5: Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình phong hóa – bóc mòn, tiếp đến là A. vận chuyển và bồi tụ. B. lắng đọng và vận chuyển. C. vận chuyển và tích tụ. D. bồi tụ và vận chuyển. Câu 6: Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất được thể hiện qua các quá trình nào dưới đây? A. Phong hóa, bóc mòn, xâm thực, bồi tụ. B. Vận chuyển, bồi tụ, phong hóa, xâm thực. C. Vận chuyển, tạo núi, bóc mòn, bồi tụ. D. Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ. Câu 7: Vì sao ở vùng khô, nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), phong hóa lí học xảy ra mạnh? A. Nhiều bão cát. B. Nắng gay gắt, khí hậu khô hạn. C. Gió thổi mạnh. D. Sự chênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày và đêm lớn.

1 đáp án
45 lượt xem

Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất Câu 1: Nguồn năng lượng sinh ra ngoài lực chủ yếu là A. nguồn năng lượng từ đại dương ( sóng , thủy triều , dòng biển .. ). B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân. C. nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời. D. nguồn năng lượng từ lòng đất. Câu 2: Kết quả của phong hóa lí học là A. chủ yếu làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật. B. phá hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về màu sắc thành phần và tính chất hóa học. C. chủ yếu làm cho đá và khoáng vật nứt vỡ nhưng đồng thời làm thay đổi thành phần tính chất hóa học của chúng. D. phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chứng từ nơi khác. Câu 3: Tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm, khí cacbonic tới các loại đá dễ thấm mước và dễ hòa tan đã hình thanh nên dạng địa hình các – x tơ ( hang động ,.. ) . ở nước ta , địa hình các – x tơ rất phát triển ở vùng A. tập trung đá vôi. B. tập trung đá granit. C. tập trung đá badan. D. tập trung đá thạch anh Câu 4: Bồi tụ được hiểu là quá trình A. Tích tụ các vật liệu phá huỷ. B. Nén ép các vật liệu dưới tác dụng của hiện tượng uốn nếp. C. Tích tụ các vật liệu trong lòng đất. D. Tạo ra các mỏ khoáng sản. Câu 5: Hiện tượng mài mòn do sóng biển không tạo nên các dạng địa hình nào dưới đây? A. Hàm ếch sóng vỗ. B. Vách biển. C. Bậc thềm sóng vỗ. D. Các cột đá, nấm đá. Câu 6: Vì sao ở nước ta lại hình thành những cách đồng giữa núi như ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình? A. Xâm thực bởi băng hà. B. Xâm thực bởi nước chảy trên mặt. C. Sự vận động nâng nên của địa hình hai bên. D. Thổi mòn do gió. Câu 7: Vì sao sự đóng băng của nước có tác dụng làm phá huỷ đá? A. Nước đóng băng làm ăn mòn các khối đá tiếp xúc với nó. B. Nước đóng băng sẽ tăng thể tích và tạo áp lực lớn lên thành khe nứt của khối đá. C. Đá dễ bị phá huỷ ở nhiệt độ 00C. D. Đá dễ phá hủy ở vùng nhiệt độ thấp và vùng có nhiều khe nứt.

1 đáp án
42 lượt xem

BÀI 7. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG…. Câu 1: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở A. nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh. B. nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á với các mảng xung quanh. C. nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh. D. nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh. Câu 2: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào dưới đây? A. Tạo các dãy núi cao, núi lửa, siêu bão. B. Động đất, núi lửa, lũ lụt. C. Bão lũ, mắc ma phun trào. D. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm. Câu 3: Dãy núi trẻ Hi – ma – lay -a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo nào dưới đây? A. Mảng Âu – Á và mảng Thái Bình Dương. B. Mảng Âu – Á và mảng Phi. C. Mảng Âu – Á và mảng Nam Cực. D. Mảng Âu – Á và mảng Ấn Độ - Australia. Câu 4: Dãy núi trẻ An – đet ở Nam Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo nào dưới đây? A. Mảng Nam Mĩ và mảng Bắc Mĩ. B. Mảng Nam Mĩ và mảng Na – zca. C. Mảng Nam Mĩ và mảng Thái Bình Dương. D. Mảng Nam Mĩ và mảng Phi. BÀI 8 Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (Phần 2) Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là do tác động của nội lực? A. Xâm thực. B. Bồi tụ. C. Uốn nếp. D. Nấm đá. Câu 2: Vận động kiến tạo không có biểu hiện nào dưới đây? A. Nâng lên hoặc hạ xuống. B. Uốn nét hay đứt gãy. C. Động đất, núi lửa. D. Mài mòn, bồi tụ. Câu 3: Trong các đứt gãy bộ phận trồi lên được gọi là A. Địa tầng. B. Địa hào. C. Địa luỹ. D. Cao nguyên. Câu 4: Những vận động của nội lực là A. Nâng lên - hạ xuống, uốn nếp - đứt gãy. B. Xâm thực, bóc mòn, vận chuyển. C. Uốn nếp - đứt gãy - bồi tụ. D. Xâm thực, đứt gãy - bồi tụ. Câu 5: Biểu hiện rõ rệt nhất của sự vận động theo phương thẳng đứng ở lớp vỏ Trái Đất là A. Độ cao của các đỉnh núi tăng lên. B. Thay đổi mực nước đại dương ở nhiều nơi. C. Diện tích của đồng bằng tăng lên. D. Các hiện tượng động đất, núi lửa hoạt động mạnh. Câu 6: Do chịu ảnh hưởng của vận động nâng lên, hạ xuống nên phần lớn lãnh thổ của quốc gia nào dưới đây nằm dưới mực nước biển? A. Đan Mạch. B. Thụy Điển. C. Vướng quốc Anh. D. Hà Lan.

1 đáp án
41 lượt xem

BÀI 5. HỆ MẶT TỜI VÀ TRÁI ĐẤT Câu 1: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm ,nguyên nhân là do A. Trái Đất tự quay quanh trục. B. trục Trái Đất nghiêng. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. D. Trái Đất có dạng hình khối cầu. Giải thích: Mục II, SGK/20 địa lí 10 cơ bản. Câu 2: Trên bề mặt trái đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do A. Trái Đất tự quay quanh trục. B. trục Trái Đất nghiêng. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. D. Trái Đất có dạng hình khối cầu. Câu 3: Ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tế khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau. Nguyên nhân là A. Trái Đất tự quay quanh trục. B. trục Trái Đất nghiêng. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời D. Trái Đất có dạng hình khối cầu. Câu 4: Bề mặt trái đất được chia ra làm A. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15o kinh tuyến. B. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15o kinh tuyến. C. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 30o kinh tuyến. D. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 30o kinh tuyến. Câu 5: Giờ quốc tế (giờ GMT) được tinh theo giờ của múi giờ số mấy ? A. Múi giờ số 0. B. Múi giờ số 12. C. Múi giờ số 6. D. Múi giờ số 18. Câu 6: Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là A. Kinh tuyến 00 đi qua múi giờ số 0 B. Kinh tuyến 900Đ đi qua giữa múi giờ số 6 (+6) C. Kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi giờ số 12 (+12) D. Kinh tuyến 900T đi qua giữa múi giờ số 18 (-6) Câu 7: Nếu đi từ phải tây sang phải đông , khi đi qua kinh tuyến 180o người ta phải A. Lùi lại 1 ngày lịch. B. Lùi lại 1 giờ. C. Tăng thêm 1 ngày lịch. D. Tăng thêm 1 giờ. Câu 8: Nếu đi từ phải đông sang phía tây , khi đi qua kinh tuyến 180o người ta phải A. Lùi lại 1 giờ. B. Tăng thêm 1 giờ. C. Lùi lại 1 ngày lịch. D. Tăng thêm 1 ngày lịch. Câu 9: Theo quy định, những địa điểm nào đuợc đón năm mới đầu tiên trên Trái Đất A. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 0o B. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 180o C. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90oĐ D. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90oT Câu 10: Theo quy định, những người sống ở múi giờ nào chuyển sang một ngày mới đầu tiên trên Trái Đất? A. Múi giờ số 0. B. Múi giờ số 6. C. Múi giờ số 12. D. Múi giờ số 18. Câu 11: Nếu múi giờ số 12 đang là 2 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu ? A. 7 giờ ngày 15 - 2. B. 7 giờ ngày 14 - 2. C. 21 giờ ngày 15 – 2. D. 21 giờ ngày 14 -2. Câu 12: Khi giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31 – 12 năm 2015 thì ở Việt Nam là A. 17 giờ ngày 31 -12 năm 2015. B. 17 giờ ngày 1 – 1 năm 2016. C. 7 giờ ngày 31 – 12 năm 2015. D. 7 giờ ngày 1 – 1 năm 2016. Câu 13: Nguyên nhân sinh ra lực Côriolit là A. Trái Đất có hình khối cầu. B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. D. Tục Trái Đất nghiêng 23o27’. Câu 14: Do lực Côriolit, vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng nhiều nhất khi A. Chuyển động theo phương kinh tuyến B. Chuyển động theo phương lệch với kinh tuyến 30o C. Chuyển động theo phương lệch với kinh tuyến 60o D. Chuyển động theo phương vĩ tuyến Câu 15: Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam) B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam) C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Bắc, Bắc Đông Bắc) D. Gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc)

1 đáp án
37 lượt xem

Câu 1. Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm: A. phân bố với phạm vi rộng rải. B. phân bố theo những điểm cụ thể. C. phân bố theo dải. D. phân bố không đồng đều. Câu 2. Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện A. chất lượng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. B. giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. C. tính chất của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. D. động lực phát triển của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. Câu 3. Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm: A. phân bố phân tán, lẻ tẻ. B. phân bố tập trung theo điểm. C. phân bố theo tuyến. D. phân bố ở phạm vi rộng. Câu 4. Phương pháp khoanh vùng thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm: A. phân bố tập trung theo điểm. B. phân bố ở những khu vực nhất định . C. phân bố ở phạm vi rộng lớn. D. phân bố phân tán, lẻ tẻ. Câu 5.Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng: A. sự khác nhau về màu sắc kí hiệu B. sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu C. sự khác nhau về hình dạng kí hiệu

1 đáp án
46 lượt xem
1 đáp án
57 lượt xem
1 đáp án
53 lượt xem
1 đáp án
45 lượt xem