• Lớp Học
  • GDCD
  • Mới nhất

Câu 1. Ngoài thời khóa biểu trên lớp, Dân tự lập cho mình 1 thời khóa biểu ở nhà và ghi chi tiết các việc phải làm vào thời gian rảnh rỗi. Việc làm đó của Dân thể hiện điều gì? A. Dân là người sống và làm việc có kế hoạch. B. Dân là người có kế hoạch. C. Dân là người khoa học. D. Dân là người có học. Câu 2. Vào lúc rảnh rỗi, Vân đến thư viện tìm hiểu tài liệu để trang bị thêm kiến thức và khi buổi tối về nhà Vân thường nấu cơm sớm và giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. Vân là người như thế nào? A. Vân là người tự tin. B. Vân là người làm việc có kế hoạch. C. Vân là người khiêm tốn. D. Vân là người tiết kiệm. Câu 3. Biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch là? A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. B. Học sau chơi trước. C. Nghe nhạc và chơi game. D. Chơi chán mới học. Câu 4. Người biết sắp xếp những công việc hằng ngày một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả là người sống và làm việc có A. trách nhiệm. B. kỉ luật. C. kế hoạch. D.lương tâm. Câu 5. Nhờ đâu mà Bác Hồ biết được nhiều thứ tiếng ? A. Liêm khiết. B. Giản dị. C. Sống và làm việc có kế hoạch. D. Yêu nước Câu 6. A nói chuyện với B : Làm gì phải học môn Hóa, đằng nào thi cũng toàn trắc nghiệm mà, chúng ta có thể khoanh bừa cũng đúng, học làm gì cho mất công. A là người như thế nào? A. A là người tiết kiệm. B. A là người sống và làm việc không có kế hoạch. C. A là người nói khoác. D. A là người trung thực. Câu 7. Khi nhiệm vụ, công việc thay đổi thì chúng ta A. không nên điều chỉnh kế hoạch. B.vẫn giữ nguyên kế hoạch cũ. C.nên bỏ kế hoạch cũ. D. phải điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Câu 8. Sống và làm việc khoa học có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả cao trong công việc B. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức. C. Giúp chúng ta đạt hiệu quả cao trong công việc. D. Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian. Câu 9. Để sống và làm việc khoa học chúng ta cần phải làm gì? A. Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. B. Quyết tâm vượt khó, kiên trì. C. Là làm việc cân đối. D. Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết và quyết tâm vượt khó thực hiện kế hoạch đã đề ra. Câu 10. Sắp xếp thời gian hợp lí, khoa học cần bố trí thời gian vào các hoạt động nào? A. Học tập, lao động. B. Vui chơi, giải trí. C. Giúp đỡ gia đình. D. Tất cả các hoạt động thường ngày. P/s: Nhờ mn giúp mình giải bài này, xin cảm ơn <3

2 đáp án
20 lượt xem

Câu 1: Trường hợp nào sau đây đã vi phạm quyền sống còn của trẻ em? A. Không cho trẻ em bày tỏ ý kiến; B. Không cho trẻ em học tập; C. Không cho trẻ em ăn uống; D. Không cho trẻ em vui chơi. Câu 2: Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền được bảo vệ của trẻ em? A. Cấm các em vui chơi giải trí; B. Đánh đập ngược đãi trẻ em; C. Cho trẻ em đi học; D. Yêu thương chăm sóc trẻ.; Câu 3: Nối phương án thích hợp Hành vi Quyền A. Cho trẻ đi tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe 1. Phát triển B. Cho trẻ tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ 2. Bảo vệ Câu 4:Trường hợp nào sau đây tôn trọng quyền tham gia của trẻ? A. Cho trẻ ăn uống đầy đủ; B. Cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao; C. Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội; D. Lắng nghe và ghi nhận ý kiến của trẻ. Câu 5: Công ước Liên hợp quốc quy định trẻ em có bao nhiêu nhóm quyền? 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: Hành vi tạo điều kiện cho các em được học tập đã thực hiện nhóm quyền nào? A. Quyền sống còn; B. Quyền phát triền; C. Quyền bảo vệ ; D. Quyền tham gia; Câu 7: “Không ai được đánh đập ngược đãi trẻ em” thể hiện quyền phát triển của trẻ em là đúng hay sai? Đúng B. Sai Câu 8: Việc làm nào sau đây vi phạm quyền trẻ em? A. Cho trẻ em vui tết Trung thu; B. Miễn giảm học phí cho học sinh nghèo; C. Bắt trẻ em làm việc quá sức; D. Tuyên dương những học sinh có thành tích tốt trong học tập. Câu 9: “Không được bắt trẻ em làm việc quá sức” thể hiện nhóm quyền nào của trẻ? A. Quyền sống còn; B. Quyền phát triền; C. Quyền bảo vệ ; D. Quyền tham gia. Câu 10: Hành vi bắt các em bỏ học để đi làm vi phạm quyền nào của trẻ? A. Quyền sống còn; B. Quyền phát triển; C. Quyền bảo vệ ; D. Quyền tham gia. Câu 11: Công ước Liện hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào? A. 1979 B. 1989 C. 1998 D. 1999 Câu 12: Điền vào chỗ trống: Công ước liên hợp quốc quy định trẻ em có các quyền............................................................... Câu 13: Tại trường học em được tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày kỉ niệm: 20/11, 26/3, 8/3. Các hoạt động đó nói đến nhóm quyền nào ? A. Nhóm quyền phát triển; B. Nhóm quyền sống còn; C. Nhóm quyền bảo vệ; D. Nhóm quyền tham gia. Câu 14: Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền bảo vệ; B. Nhóm quyền sống còn; C. Nhóm quyền phát triển; D. Nhóm quyền tham gia. Câu 15: Người sử dụng lao động thuê học sinh dưới 12 tuổi để làm bốc vác hàng hóa. Người sử dụng lao động vi phạm nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền phát triển; B. Nhóm quyền sống còn; C. Nhóm quyền bảo vệ; D. Nhóm quyền tham gia.

2 đáp án
95 lượt xem
2 đáp án
130 lượt xem
2 đáp án
36 lượt xem
2 đáp án
42 lượt xem
2 đáp án
35 lượt xem

Câu 1 Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. B. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định. C. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu cố định. D. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người. Câu 2 Đối với người đi bộ, phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Người đi bộ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường. B. Người đi bộ qua đường nơi có cầu vượt, đường hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. C. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy. D. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải quan sát kĩ trước khi qua đường. Câu 3 Việc làm nào dưới đây không đảm bảo an toàn khi đi xe đến nơi có tầm nhìn bị che khuất? A. Kiểm soát tốc độ và sẵn sàng phanh khi cần thiết. B. Luôn quan sát an toàn xung quanh và chủ động nhường đường cho các phương tiện khác. C. Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và dự đoán tình huống xấu có thể xảy ra để kịp thời phòng tránh. D. Tăng tốc độ thật nhanh để tránh va chạm với xe khác và dự đoán tình huống xấu có thể xảy ra. Câu 4 Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của A. Ngành giao thông vận tải. B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân. C. Cảnh sát giao thông. D. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Câu 5 Phương án nào sau đây đúng về các bước đi xe đạp qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau không có tín hiệu đèn giao thông? A. Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng - Giảm tốc độ - Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua, nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn. B. Giảm tốc độ và chú ý quan sát an toàn ở mọi phía - Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng - Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua, nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn. C. Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng - Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn. D. Giảm tốc độ và chú ý quan sát an toàn ở mọi phía - Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua, nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn. Câu 6 Người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại khi thấy hiệu lệnh nào dưới đây của người điều khiển giao thông? A. Tay phải giơ về phía trước. B. Tay phải giơ về phía sau. C. Hai tay dang ngang. D. Một tay dang ngang. Câu 7 Nội dung nào dưới đây là đặc điểm nhận dạng của nhóm biển báo nguy hiểm? A. Hình tam giác, nền màu vàng và viền màu đỏ, nội dung cảnh báo nằm ở giữa biển có màu đen. B. Hình tam giác, nền màu đỏ và viền màu vàng, nội dung cảnh báo nằm ở giữa biển có màu đen. C. Hình tam giác, nền màu đỏ và viền màu vàng, nội dung cảnh báo nằm ở giữa biển có màu trắng. D. Hình tam giác, nền màu vàng và viền màu đỏ, nội dung cảnh báo nằm ở giữa biển có màu trắng. Câu 8 Chị T điều khiển xe máy tham gia giao thông trên đường, do bất cẩn nên khi chuyển hướng rẽ chị đã quên không xin nhan, rẽ được một đoạn ngắn chị T bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và xuất trình các loại giấy tờ theo quy định. Chị T đã quên không mang Giấy đăng kí xe. Hành vi vi phạm của chị T sẽ phải chịu tổng mức tiền phạt nào dưới đây? A. Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. B. Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. C. Từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng. D. Từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Câu 9 Gặp biển báo nào dưới đây người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ? A. Biển 1. B. Biển 3. C. Biển 2. D. Biển 1 và 3. Câu 10 Đang điều khiển xe đạp điện trên đường đi học về, bạn M nghe thấy tiếng còi của xe cứu hỏa ở phía sau. Trong trường hợp này, bạn M cần điều khiển xe theo phương án nào dưới đây để đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng Luật giao thông đường bộ? A. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho xe cứu hỏa. B. Phải nhanh chóng tăng tốc độ, vượt trước để nhường đường cho xe cứu hỏa. C. Điều khiển xe đi với tốc độ bình thường, tránh sát lề đường bên trái để nhường đường cho xe cứu hỏa. D. Ngay lập tức dừng xe và dắt xe vào sát lề đường để nhường đường cho xe cứu hỏa.

2 đáp án
24 lượt xem