Em có đồng ý với quan điểm sau đây hay không? Vì sao? a. Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước sẽ luôn mang bản chất của giai cấp nào chiếm số đông và có sức mạnh trong xã hội. Do đó, Nhà nước ta sẽ phải mang bản chất của giai cấp nông dân mới đúng. b. Vì cũng mang bản chất của giai cấp thống trị nên Nhà nước xã hội chủ nghĩa không thể là nhà nước của nhân dân, dô nhân dân và vì nhân dân. c. Nhà nước chỉ thể hiện bản chất của giai cấp thống trị khi thực hiện chức năng trấn áp của mình đối với các giai cấp khác trong xã hội.
1 câu trả lời
Học thuyết về Nhà nước của Chủ nghĩa Mác-Lênin hay còn gọi là Lý luận về Nhà nước và Pháp luật của Chủ nghĩa Mác- Lê nin là hệ thống những kiến thức của chủ nghĩa Mác-Lênin về những quy luật phát sinh, phát triển đặc thù, những đặc tính chung và biểu hiện quan trọng nhất của nhà nước nói chung và nhà nước Xã hội chủ nghĩa nói riêng.[1] Tập trung vào phân tích nguồn gốc và bản chất của nhà nước, Lý luận của những người Mác-xít đi sâu nghiên cứu về nhà nước một cách tổng thể những vấn đề chung nhất về bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước, hình thức nhà nước, bộ máy nhà nước và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các bộ phận trong thượng tầng kiến trúc chính trị-pháp lý với các tổ chức xã hội, giữa nhà nước với cá nhân.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. Những nội dung cơ bản ban đầu về học thuyết này được phản ánh thông qua tác phẩm: "Nguồn gốc của gia đình, chế độ sở hữu và của nhà nước" củaPh.Ăng-ghen. Qua tác phẩm này, Ăng-ghen đã phân tích các vấn đề về gia đình, nguồn gốc của giai cấp và của nhà nước và những quy luật tiếp tục phát triển và biến đổi sau này của chúng.
Ph.Ăng-ghen đã chỉ ra rằng nhà nước chỉ ra đời ở một giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội trên cơ sở xuất hiện chế độ tư hữu và gắn liền với nó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng, ông cũng luận chứng về tính chất giai cấp và tính lịch sử của nhà nước, làm sáng tỏ chức năng giai cấp cơ bản của nhà nước.[2] Sau đó lý luận này được những người Mác-xít tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong điều kiện mới. Lý luận về nhà nước và pháp luật là một môn học bắt buộc trong chương trình học Đại học đối với các ngành khoa học xã hội như Luật học, chính trị, hành chính, khoa học xã hội và nhân văn ở các Trường Đại học tại Việt Nam.
Mục lục
- 1Nguồn gốc
- 1.1Sự ra đời của nhà nước
- 1.2Nguyên nhân trực tiếp
- 1.3Hình thức xuất hiện
- 2Bản chất giai cấp
- 3Đặc trưng
- 3.1Quản lý dân cư theo lãnh thổ
- 3.2Thiết lập quyền lực công cộng
- 3.3Hệ thống thuế khóa
- 4Chức năng
- 4.1Thống trị và xã hội
- 4.2Đối nội và đối ngoại
- 5Kiểu nhà nước
- 5.1Nhà nước Chiếm hữu nô lệ
- 5.2Nhà nước Phong kiến
- 5.3Nhà nước Tư sản
- 5.4Chuyên chính vô sản
- 5.5Nhà nước vô sản
- 6Nhà nước xã hội chủ nghĩa
- 6.1Bản chất, chức năng
- 6.2Nhiệm vụ
- 7Tư tưởng Hồ Chí Minh
- 7.1Nhà nước nhân dân
- 7.2Nhà nước Pháp quyền
- 7.3Đội ngũ công bộc
- 8Tham khảo
- 9Chú thích