Xây dựng sơ đồ tư duy bài 7,9,10,11 giúp mình vs cần gấp ạ
1 câu trả lời
Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
/ \
/ \\\\\\\\\\\\\\\
/ \
Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ. ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||\
- Thế kỷ VII Ấn Độ lại phân tán.
- Hai nước phát triển nhất là Pa-la (Đông Bắc) và Pa-la-va (miền Nam)
- Nước Pa -la -va ở miền Nam buôn bán đường biển với các nước Đông Nam Á và Tây Á phát đạt nên phổ biến văn hóa Ấn Độ.
Vương triều Hồi giáo Đê li. Từ 1206-1526.
- Thế kỷ XI – XII người Thổ Nhĩ Kỳ lập vương triều Hồi Giáo Đê li đã áp đặt Hồi Giáo và cấm đạo Hin đu, chiếm đoạt ruộng đất;ra sức bóc lột nhân dân Ấn, kỳ thị tôn giáo và giai cấp gây mâu thuẫn dân tộc.
- Phổ biến văn hóa Hồi giáo: Kiến trúc Hồi giáo.
- Các thương nhân Ấn Độ truyền bá đạo Hồi đến một số nước Đông nam Á.
.Vương triều Mô gôn (1526-1707)
- Vua Ti - mua Leng
Vua A - cơ - ba (1556-1707)
Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào
Vương quốc Cam pu chia
- Là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông nam Á.
- Tộc người Khơ me (thuộc nhóm Môn c ),sống ở phía bắc Cam- pu -chia, giỏi săn bắn, đào ao, đắp hồ trữ nước, biết khắc chữ Phạn ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.
- Thế kỉ VI đến VIII lập nước Chân Lạp.
- Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Cam pu chia (Ăng co huy hoàng):
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.
+ Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và hạ lưu sông Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai
+ Kinh đô Ăng co với đền tháp đồ xộ như Angcovát, AngcoThom.
- Cuối thế kỷ XIII suy yếu, sau 5 lần bị người Thái xâm, năm 1432 người Khơ me bỏ kinh đô Ang co, lui về phía cư trú nam Biển Hồ (Phnôm Pênh).
- Năm 1863 bị Pháp xâm lược.
Văn hóa: rất độc đáo
- Có chữ viết riêng từ chữ Phạn.
- Văn học dân gian và văn học viết phản ảnh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, con người.
- Kiến trúc Hin đu giáo và kiến trúc Phật giáo:quần thể Ang co Vát và Ang co Thom.
Vương quốc Lào
- Người Lào Thơng tạo ra chum đá (cánh đồng Chum ở Xiêng Khoảng).
- Thế kỷ XIII người Thái di cư đến gọi là người Lào Lùm
- Năm 1353 Pha Ngừm lập nước Lan Xang - Triệu Voi
- Vua -Lan Xang (XV – XVII): chia đất nước thành các mường ; xây dựng quân đội ; quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.Cương quyết chống xâm lược Miến Điện.
- Thế kỷ XVIII Lang Xang suy yếu bị Xiêm chiếm (khởi nghĩa của Chậu A Nụ chống Xiêm năm 1827).
- Thế kỷ XIX là thuộc địa của Pháp.
- Người Lào thích ca hát
- Thế kỷ XIII, đạo phật truyền vào theo một dòng mới.
- Kiến trúc có Thạt Luổng.
Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
ự hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu
- Từ thế kỷ III, đế quốc Rô ma lâm vào tình trạng khủng hoảng suy vong, giữa lúc ấy người Giéc man từ phương Nam tràn xuống xâm chiếm.
- Năm 476, đế quốc Rô ma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.
- Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rô ma, lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ang lô- Xắc xông, Phơ răng, Tây Gốt, Đông Gốt.
+ Chủ đất của chủ nô cũ được chia cho quý tộc và tướng lĩnh quân sự.
+ Tự phong các tước vị, hình thành tầng lớp quý tộc.
+ Ki tô giáo dần dần có vai trò và có ưu thế trong đời sống nhân dân.
+ Tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa.Quan hệ sản xuất phong kiến Châu Âu hình thành.
Sự xâm lược của các tộc người Giéc –man vào đế quốc Rô –ma
Lược đồ các quốc gia phong kiến Tây Âu
Mô hình một lãnh địa phong kiến
Lâu đài của lãnh chúa
2. Xã hội phong kiến Tây Âu
Sự hình thành
- Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong gọi là lãnh địa phong kiến, đây là thời kỳ phân quyền.
- Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa.
- Lãnh địa gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
- Người sản xuất chính là nông nô, nô lệ phụ thuộc vào lãnh chúa, phải nộp tô phục dịch, cung đốn cho lãnh chúa, bị bóc lột họ đã vùng lên đấu tranh.
Sự phát triển và đặc điểm kinh tế
- Kỹ thuật canh tác tiến bộ.
- Quan hệ sản xuất phong kiến: lãnh chúa bóc lột nông nô.
- Kinh tế tự cung tự cấp.
- Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập, chế độ phong kiến phân quyền.
- Các lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, họ bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.Nông nô nổi dậy đấu tranh như khởi nghĩa Giắc cơ ri ở Pháp năm 1358..
3. Sự xuất hiện thành thị trung đại
- Do sản xuất phát triển từ thế kỷ XI, nên xuất hiện tiền đề nền kinh tế hàng hóa .
- Năng suất lao động tăng tạo ra nhiều sản phẩm thừa.
- Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, và tách khỏi lãnh địa, hàng hóa bán ra thị trường một cách tự do, thường tập trung ở nơi đông người, các ngã ba đường, bến sông để buôn bán trao đổi, lập ra thị trấn, sao trở thành thành thị.
- Trong thành thị có các thương hội và phường hội.
- Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong thành thị đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
-Thành thị đã xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.
- Mang không khí tự do, mở mang trí thức, các trường đại học ra đời như Bô lô nha ( Ý ). O- xphớt (Anh), Xooc – bon ( Pháp).
Hội chợ ở Đức.