1 câu trả lời
1. Quy định chung
1.1 Các thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này phải hiểu thống nhất theo TCVN 1699-86 và các quy định sau đây:
1.1.1. Lô thóc giống đồng nhất là lượng thóc giống được sản xuất chế biến và bảo quản cùng một quy trình công nghệ, có cùng mức chất lượng và không vượt quá 30 tấn.
1.1.2. Mẫu.
a) Mẫu ban đầu là lượng hạt giống lấy ở một vị trí của một đơn vị bao gói hoặc của lô thóc giống đổ rời.
b) Mẫu riêng là lượng hạt giống bao gồm tất cả các mẫu ban đầu của một đơn vị bao gói hoặc của các mẫu ban đầu của một vị trí lấy mẫu của lô thóc giống đổ rời.
c) Mẫu chung là lượng hạt giống được gộp từ tất cả các mẫu riêng của lô hạt giống.
d) Mẫu trung bình là mẫu được lấy ra từ mẫu chung để tiến hành xác định các chỉ tiêu chất lượng.
e) Mẫu phân tích là một sản phẩm được lấy ra từ mẫu trung bình để phân tích từng chỉ tiêu chất lượng.
f) Mẫu lưu là một phần sản phẩm lấy ra từ mẫu trung bình để làm trọng tài khi có tranh chấp hoặc cần phân tích lại các chỉ tiêu cần thiết.
2.1. Lấy mẫu ban đầu
2.1.1. Đối với lô thóc giống đóng bao
a) Lấy ngẫu nhiên ở các bao theo quy định ở bảng 1.
b) Thủ tục lấy mẫu:
Dùng xiên lấy mẫu từng bao, mỗi bao lấy 3 mẫu ban đầu, đối chiếu tính đồng nhất của các mẫu ban đầu trước khi lập mẫu riêng đối với từng đơn vị bao gói.
2.1.2. Đối với lô thóc giống đổ rời:
a) Lấy mẫu ngẫu nhiên theo quy định sau:
+ Lô từ 5000kg trở xuống lấy 10 mẫu ban đầu
+ Lô trên 5000kg lấy 15 mẫu ban đầu.
b) Thủ tục lấy mẫu
- Dùng xiên xi lanh để lấy mẫu ban đầu
+ Nếu chiều cao đổ hạt từ 1,5m trở xuống mỗi chỗ chọc xiên lấy 2 mẫu ban đầu, mẫu ban đầu tầng trên cách mặt 20-30cm, mẫu ban đầu tầng dưới lấy cách đáy 10 cm trở lên.
+ Nếu chiều cao đổ hạt trên 1,5m trở xuống mỗi chỗ chọc xiên lấy 3 mẫu ban đầu, mẫu tầng giữa được lấy ở khoảng giữa đống hạt, còn 2 mẫu còn lại lấy như phần trên.
- Đối chiếu tính đồng nhất của các mẫu ban đầu trước khi lập mẫu riêng của lô thóc giống.