Vt về nhà bác học Niu-tơn. ( Khoảng 30 - 40 dòng ) *Bn nào vt T. Anh thì ghi rõ ra giùm nha, để mik còn hiểu. Ai xog trc mik tick cho

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Isaac Newton (1642 - 1727) - nhà vật lý, toán học nước Anh, người được thế giới tôn là "người sáng lập ra vật lý học cổ điển"

Niutơn xuất thân gia đình quý tộc nông thôn. Cha của Niutơn mất trước khi ông ra đời. Lúc mới sinh Niutơn ốm yếu, quặt quẹo. Bà mẹ quan tâm chăm sóc sức khỏe cho Niutơn nhiều hơn đường học vấn. Năm 12 tuổi, bà mới cho con trai đi học. Vì sức yếu, cậu thường bị các bạn bắt nạt. Cậu bèn nghỉ ra cách trả thù thú vị, là quyết tâm học thật giỏi để đứng đầu lớp. Năm 17 tuổi, Niutơn vào học ở trường Đại học tổng hợp Kembritgiơ. Thời gian còn là sinh viên, Niutơn đã tìm ra nhị thức trong toán học giải tích, được gọi là "nhị thức Niutơn".Năm 19 tuổi bắt đầu vào Đại học Cambirdge, bắt đầu nghiên cứu rộng rãi khoa học tự nhiên.

Năm 27 tuổi, ông được cử làm giáo sư toán ở trường Đại học nơi ông học; năm 30 tuổi, ông được bầu làm hội viên Hội khoa học hoàng gia Anh (Viện hàn lâm) và 23 năm cuối đời, ông làm chủ tịch Hội khoa học hoàng gia Anh. Ông còn là hội viên danh dự của nhiều Hội khoa học và viện sĩ của nhiều Viện hàn lâm.

Thành tựu khoa học của ông trên nhiều lĩnh vực, tích vi phân ông sáng lập là một cột mốc trong lịch sử toán học; giải thích về các loại màu sắc củavật thể đã mở đường sáng lập khoa học quang phổ. Cống hiến lớn khiến tên tuổi ông trở thành bất tử là Ba định luật về chuyển động đặt cơ sở lý luận cho lực học kinh điển, quan trọng nhất là "Nguyên lý vạn vật hấp dẫn". Đây là nguyên lý cơ sở cho những phát minh vật lý học, cơ học, thiên văn học trong nhiều thế kỷ.

Nhà bác học vĩ đại Niu-tơn đã phát minh ra những định luật cơ bản của cơ học, định luật vạn vật hấp dẫn, định luật phân ly ánh sáng trắng và lý thuyết sóng - hạt của ánh sáng. Ông đã nghiên cứu ra phép tính vi phân và tích phân. Khi nghiên cứu về sự chuyển động của các vật trong chất lỏng nhớt ông đã tìm ra định luật về lực cản của chất lỏng nhớt tác dụng lên vật chuyển động trong nó. Để đo nhiệt độ, Niu-tơn đã thiết kế và chế tạo ra một trong số những nhiệt kế đầu tiên. Ông còn là người đi tiên phong xây dựng được một chiếc kính viễn vọng phản xạ. La-grăng-giơ có nói về ông như sau:“Ông là người hạnh phúc nhất, chỉ một lần thôi mà ông đã có thể lập nên một hệ thống thế giới”.

Chú bé I-xa-ắc ra đời vào mùa đông năm 1643 khi bão tuyết đang rít lên sầu não trên những mái nhà cao nhọn của thành phố Vun-xtép, Vương quốc Anh. Chú bé bị sinh thiếu tháng nên ốm yếu đến nỗi cha đạo Vác-na Xmit cho rằng chú khó lòng sống nổi. 

Nhưng chú cứ sống, cứ lớn lên và lạ lùng thay, suốt cuộc đời dài đằng đẵng của mình, I-xa-ắc hầu như chưa bao giờ mắc bệnh. Mãi đến năm 84 tuổi mới chỉ mất một cái răng. I-xa-ắc không biết mặt cha mình vì ông đã mất trước khi I-xa-ắc ra đời. Bố dượng của ông kể lại rằng bố đẻ ông là một người thô tục, kỳ dị và yếu đuối. Khi Niu-tơn lên ba, bố dượng cùng với mẹ đi nơi khác còn chú bé ở lại với bà nội. Hai bà cháu cứ sống với nhau như thế trong một ngôi nhà bé nhỏ ở nông thôn xây bằng đá xám, xung quanh có bờ dậu thưa bao bọc. Cậu đã học xong trường làng và có thể lấy làm thoả mãn về điều đó như bọn trẻ láng giềng. Một điều may mắn cho I-xa-ắc Niu-tơn là người thân đã gửi cậu về học tại trường Hoàng gia ở Gren-them, một thị trấn cách quê nhà mười cây số. 

Đó là chuyến đi đầu tiên của Niu-tơn. Ông là một người ít đi đây đó và suốt cả đời mình chưa bao giờ rời khỏi ngôi nhà thân yêu quá 180 cây số. Ông cũng chưa bao giờ vượt qua eo biển Măng-sơ và chưa xa đất nước Anh một ngày nào. Viết về ông kể cũng khó: Chẳng có chuyện gì mạo hiểm, rủi ro hoặc bất ngờ, chẳng có sự kiện nào kỳ lạ, chẳng có một va vấp hiếm có nào. Nếu trong một đám đông chắc bạn cũng chẳng bao giờ để ý tới một người ít nói, trông không có gì là sắc sảo, tầm vóc thấp bé, nhẹ cân, diện mạo quá đỗi bình thường. Theo moị người kể lại thì ông là một người khó bắt chuyện, có khi trong lúc đang chuyện trò ông thình lình lặng im và trầm ngâm suy nghĩ. Những lúc này đôi mắt lanh lợi sinh động của ông dường như ngưng đọng lại và đờ ra. Ông hay e thẹn, rụt rè trước mặt phụ nữ, có lẽ vì vậy mà mãi không lấy được vợ. Hồi còn đi học ở Gren-them, Niu-tơn say mê một thiếu nữ xinh đẹp, nết na. đó là tiểu thư Xto-ri. Cô ta là người con gái độc nhất trong đời mà ông yêu dấu. Ông giữ trọn lòng chung thuỷ đối với hình tượng tiểu thuyết này, thậm chí về già ông vẫn đến thăm cô gái Xto-ri nay đã trở thành bà lão. 

Tại trường trung học Tri-ni-thơ, cũng như trường Đại học Kem-brit-giơ, Niu-tơn cũng sống một cách bình thường, lặng lẽ, xa lánh những nhóm sinh viên vui vẻ. Ông cũng không hề tham dự các buổi dạ hội. Nếu có cần đến những nơi đó ông cũng không uống gì, chỉ ngồi như chiếu lệ. Niu-tơn học hành cũng bình thường, học lực thuộc loại trung bình. Chúng ta không thể hiểu được chỉ trong vòng có mấy năm mà bước ngoặt thần thoại đã biến cậu học trò tỉnh lẻ trở thành nhà nghiên cứu khoa học thực thụ và hoàn toàn tự lập này. Không có cách nào giải thích được sự biến chuyển đó, không có một tác động nào từ bên ngoài. Ta chỉ có thể phỏng đoán rằng quá trình này đã xảy ra một cách từ từ từng bước trong bộ óc thần thoại của ông. 

Sau khi thoát khỏi những tai hoạ khủng khiếp của bệnh dịch hạch (chỉ riêng tại Luân Đôn người ta đã phải hoả thiêu 31 ngàn xác người), ông đã trở về quê hương hai năm. Người ta gọi những năm này là “Mùa thu quả cảm đầy tự tin” của Niu-tơn. 

Ông làm việc cật lực. Các phép tính vi phân và tích phân được khai sinh tại đây. Trên chiếc bàn gỗ thô sơ mộc mạc, chỉ bằng một chiếc lăng kính ông đã phân ly chùm tia nắng, bóc trần bí mật quang phổ ánh sáng mặt trời. Cũng tại đây, bên dưới cửa sổ, cây táo nổi tiếng nhất thế giới đã mọc lên. Từ cây táo ấy quả táo nổi tiếng nhất thế giới đã có lần chín rụng báo trước cho Niu-tơn định luật vạn vật hấp dẫn. 

Ông đã biết những lực giữ cho mặt trăng đứng nguyên trên bầu trời mà mãi sau 20 năm thế giới mới biết đến đièu đó. Tính cách của ông cũng rất lạ là không thích xuất bản những công trình, tác phẩm của mình. 

Đến cuối đời, trực giác linh tính thiên tài đầy sáng tạo cũng không làm thay đổi được Niu-tơn. Ông quan sát rất lâu những tia lửa phóng ra từ cái kim và miếng hổ phách cọ xát vào len dạ. Theo ghi chép của ông thì chúng làm ông liên tưởng đến những tia chớp nhỏ bé. Ông cảm thấy mình đang đứng trước cửa một thế giới đầy bí hiểm - thế giới điện và từ. ông đã sẵn sàng mở toang cánh cửa đó ra nhưng không còn đủ thời gian. Năm tháng sẽ trôi đi, những người cùng tổ quốc với ông. Pha-ra-đây và Mắc-xoen, đã cống hiến cho loài người điều mà ông không kịp làm. 

Ngay từ khi còn sống, tài năng xuất chúng của Niu-tơn đã đựoc toàn giớ khoa học châu Âu công nhận. Năm 1699, Viện Hàn lâm khoa học Pa-ri lần đầu định ra thể thức bầu các viện sĩ nước ngoài và chọn ngay I. Niu-tơn làm viện sĩ nước ngoài thứ nhất. Tháng 11-1703, toàn thể Hội Hoàng gia Anh nhất trí cử ông làm Chủ tịch Hội và năm nào cũng bầu ông vào vị trí cao quý ấy cho đến khi ông qua đời. 

Từ đầu thế kỷ mười tám, Niu-tơn đã được đánh giá là một nhà bác học vĩ đại bậc nhất thế giới. Lý thuyết toán học mới do ông và Lây-nit-xơ xây dựng đã nhanh chóng phát triển thành một lĩnh vực quan trọng của toán học cao cấp hiện đại gọi là giải tích học. Các nhà bác học Bec-nu-li, Ơ-le, Lô-pi-tan, Tây-lơ, Mác-lâu-rin, Mô-péc-tuy, Cơ-le-rô, La-gơ-ran-giơ... đã hoàn chỉnh cơ sở lý luận và vận dụng có kết quả phương pháp toán học mới để nghiên cứu hàng loạt vấn đề thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật rất khác nhau. Niu-tơn xứng đáng được xếp vào danh sách gồm rất ít những người bất tử vĩ đại nhất thế giới từ cổ chí kim. 

Cho đến lúc già, Niu-tơn vẫn không ngừng làm việc. ông vẫn tiếp tục hoàn thiện các tác phẩm đã công bố, nêu lên những vấn đề còn phải nghiên cứu đồng thời cố gắng giải quyết các vấn đề đã nêu ra. Năm 1717, ông cho tái bản cuốn sách “Quang học” mà ông đã để hết tâm trí trong mười năm sửa chữa. Năm 1722, tức là lúc đã 80 tuổi ông bắt tay vào việc chỉnh biên tác phẩm “Những nguyên lý” chuẩn bị cho lần xuất bản thứ ba. Còn nhiều công việc đang tiến hành thì đầu năm 1727, bệnh sỏi thận và bệnh sưng huyết phổi đã buộc nhà bác học phải giao lại công việc này cho một người học trò là Pem-bơ-tơn để về nghỉ dưỡng bệnh tại một miền quê cách Luân Đôn không xa. 

Ba tuần lễ sau, nhà bác học thấy mình hơi khoẻ nên đã đi Luân Đôn và chủ trì cuộc họp của Hội Hoàng gia tổ chức vào tháng ba năm đó. Khi quay về nơi dưỡng bệnh, cơn đau đột nhiên trở lại. I-xa-ắc Niu-tơn ốm nặng và mê man bất tỉnh. Ngày 31 tháng 3 năm 1727, Niu-tơn qua đời tại Ken-xinh-tơn, gần thủ đô Luân Đôn. Thi hài nhà bác học được mai táng tại nghĩa trang nhà thờ Oét-minx-tơ là nơi an nghỉ cuối cùng dành riêng cho các bậc vĩ nhân nước Anh. Trên mộ chí của ông, người ta đọc được những dòng chữ khắc sâu sau đây: 

Đây là nơi an nghỉ của Tôn ông I-xa-ắc Niu-tơn, một con người có trí tuệ thiên thần, lần đầu tiên đã dùng phương pháp toán học của mình giải thích được sự chuyển vận và hình dạng của các hành tinh... 

Trường đại học Tơ-ri-ni-ti ở Kem-bơ-rít-giơ cũng dành cho người con ưu tú của mình một vị trí xứng đáng. Bức tượng bán thân của Niu-tơn được đặt tại mặt trước thánh đường, cao hơn tất cả các bức tượng những bậc vĩ nhân khác xuất thân từ trường đại học đó. Ngay dưới bức tượng sáng ngời dòng chữ:

NIU-TƠN, NGƯỜI ĐÃ VƯỢT LÊN TRÊN TẤT CẢ MỌI THIÊN TÀI! 

 

Giải thích các bước giải: